Kinh nghiệm triển khai BSC tại các doanh nghiệp Việt

authorHòa Lê 14:27 29/06/2018

(VietQ.vn) - Thẻ điểm cân bằng (Balance Scored Card – BSC) là một hệ thống quản lý chiến lược dựa vào kết quả đo lường và đánh giá giúp các doanh nghiệp cải tiến và nâng cao năng suất chất lượng.

Sự kiện: Năng suất chất lượng

Nếu doanh nghiệp triển khai tốt BSC thì sẽ kiểm soát tốt mục tiêu kinh doanh và điều chỉnh nó trong một hệ thống online, có thể chính xác đến tận ngày, tháng, năm. Việc kiểm soát mục tiêu thông qua BSC sẽ giúp doanh nghiệp không bị đi lệch so với mục đích ban đầu. Hệ thống sẽ giúp doanh nghiệp “cân bằng” ở bốn góc độ: tài chính, khách hàng, nội bộ và học hỏi.

Việc ứng dụng BSC thành công hay không phụ thuộc rất nhiều vào trình độ nhận thức và quản lý của doanh nghiệp. Dưới đây là một số kinh nghiệm khi triển khai thẻ điểm cân bằng BSC tại các doanh nghiệp Việt.

Kinh nghiệm triển khai BSC tại các doanh nghiệp Việt

 Việc ứng dụng BSC thành công hay không phụ thuộc rất nhiều vào trình độ nhận thức và quản lý của doanh nghiệp

Sự cam kết và hiểu biết về BSC của lãnh đạo

Sự cam kết và quyết tâm đến cùng của lãnh đạo cấp cao là điều kiện tiên quyết để có thể triển khai thành công của dự án BSC. Việc triển khai dự án BSC liên quan đến việc thúc đẩy tất cả các bộ phận của doanh nghiệp tham gia. Sự cam kết của đội ngũ quản lý cấp cao phải xuất phát từ hiểu biết của lãnh đạo về BSC và hiểu rõ tại sao họ cần nó. Khi thực sự hiểu biết về BSC và lợi ích của BSC, lãnh đạo cấp cao mới có thể tự tin vào quyết định và tham gia hiệu quả vào dự án. Sẽ là sai lầm nếu như lãnh đạo doanh nghiệp cho rằng chỉ cần bộ phận nhân sự hoặc nhóm công tác biết và triển khai là đủ.

Bắt đầu từ chiến lược kinh doanh

BSC là một hệ thống hoạch định và quản lý chiến lược được thiết kế với trong tâm là kết nối quy trình quản lý hiệu quả hoạt động của tổ chức với chiến lược nên sẽ không có ý nghĩa gì nếu một doanh nghiệp triển khai BSC mà lại không có chiến lược kinh doanh. Một cách đơn giản nhất, chiến lược kinh doanh là những quyết định về mục tiêu, phạm vi kinh doanh (khách hàng mục tiêu, sản phẩm), lợi thế cạnh tranh và năng lực cốt lõi và chuỗi hoạt động để thực hiện chiến lược.

Phát triển kế hoạch/biện pháp, ngân sách thực hiện các mục tiêu

Các mục tiêu của doanh nghiệp sẽ không bao giờ thực hiện được nếu doanh nghiệp không xác định được các chương trình đầu tư và hành động cũng như kế hoạch phân bổ nguồn lực cần thiết. Đáng tiếc là không ít doanh nghiệp khi áp dụng BSC đã không đầu tư nỗ lực đúng mức vào phần sau này.

Tập trung như tia lade

Phát triển một số ít các mục tiêu và chỉ số đo lường hiệu quả hoạt động nhưng tối quan trọng là việc làm thách thức và đòi hỏi thời gian và sự sáng tạo nhưng là cần thiết vì doanh nghiệp có thể tập trung vào các mục tiêu và hoạt động trọng yếu có thể thực sự giúp doanh nghiệp tiến lên. Tùy theo lĩnh vực và phạm vi hoạt động của doanh nghiệp, số lượng các chỉ số đo lường của BSC tốt nhất nằm trong khoảng 20-25 chỉ tiêu.

Kinh nghiệm triển khai BSC tại các doanh nghiệp Việt

Sự cam kết và quyết tâm đến cùng của lãnh đạo cấp cao là điều kiện tiên quyết để có thể triển khai thành công của dự án BSC 

Hệ thống theo dõi kết quả thực hiện

Thiết lập xong BSC và các KPI mới chỉ là một phần của công việc. Để BSC và KPI thực sự đi vào “cuộc sống” của doanh nghiệp, doanh nghiệp cần xây dựng thêm hệ thống theo dõi và cập nhật kết quả thực hiện các chỉ tiêu KPI.

Hệ thống lương, thưởng dựa trên thành tích

Một hệ thống đãi ngộ (lương, thưởng) dựa trên thành tích là nhân tố quan trọng để triển khai thành công BSC trong doanh nghiệp. Các doanh nghiệp ánh dụng thành công BSC đều gắn kết quy trình quản trị thành tích với BSC. Trong quá trình thiết lập mục tiêu, các mục tiêu của các tổ đội và cá nhân, đặc biệt là của đội ngũ quản lý, phải bao gồm hoặc gắn kết với các mục tiêu trong BSC. Cơ chế lương, thưởng được điều chỉnh theo hướng việc tăng lương, phân bổ tiền thưởng dựa trên mức độ hoàn thành các mục tiêu cá nhân và tổ đội.

Hòa Lê

 

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang