Năng suất lao động của Việt Nam đang ở ngưỡng nào so với khu vực?

authorDương Phương Ngọc 10:31 26/06/2016

(VietQ.vn) - Các kết quả nghiên cứu tại Việt Nam cho thấy, năng suất lao động của Việt Nam hiện đang ở mức thấp so với các nước trong khu vực.

Sự kiện: Chuyên đề: NÂNG CAO NĂNG SUẤT CHẤT LƯỢNG

Năng suất ngành nào cao nhất?

Nhằm tìm hiểu về bức tranh về năng suất các ngành công nghiệp của Việt Nam, vừa qua, nhóm nghiên cứu của Viện Năng suất chất lượng Việt Nam đã tiến hành điều tra 2.000 doanh nghiệp thuộc 7 ngành kinh tế trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp thuộc các nhóm ngành công nghệ từ thấp đến cao.

Các doanh nghiệp thuộc 7 ngành kinh tế được điều tra gồm: (1) Nhóm ngành công nghệ thấp (sản xuất chế biến thực phẩm; dệt; sản xuất trang phục; sản xuất da và sản phẩm có liên quan); (2) Nhóm ngành công nghệ trung bình (sản xuất sản phẩm từ cao su và plasitics); (3) Nhóm ngành công nghệ cao (sản xuất hóa chất và sản phẩm hóa chất; sản xuất thiết bị điện).

Doanh nghiệp thực phẩm liêu xiêu vì tin đồn thất thiệt và những sự cố ‘giời ơi’(VietQ.vn) - Trong thời buổi “Facebook hóa”, bùng nổ kỹ thuật số hiện nay, nhiều doanh nghiệp thực phẩm đã lao đao, có khi "sập tiệm" vì những tin đồn thất thiệt.

Kết quả cho thấy: Năng suất lao động chung của các doanh nghiệp thuộc 7 ngành nghiên cứu vào khoảng 258 triệu đồng/người vào năm 2014. Nếu so với mức chung của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo thì năng suất chung của các doanh nghiệp thuộc 7 ngành này cao hơn khá nhiều.

Trong các ngành nêu trên, những ngành thuộc nhóm công nghệ cao có năng suất lao động cao hơn hẳn những ngành công nghệ thấp sử dụng lao động là chủ yếu. Ví dụ, sự khác biệt rõ ràng về năng suất lao động của ngành sản xuất hóa chất và ngành sản xuất thiết bị điện so với ngành sản xuất trang phục, ngành sản xuất da và sản phẩm có liên quan.

Năng suất lao động bình quân của 7 ngành nghiên cứu trung bình 2011-2014 khoảng 238 triệu đồng/người/năm. Năng suất lao động có độ dao động lớn (độ lệch chuẩn = 444,6) cho thấy sự khác biệt lớn về năng suất. Về tổng thể chung, năng suất lao động có sự khác biệt rõ nét giữa các ngành, xếp theo cấp độ công nghệ, từ công nghệ thấp tới công nghệ trung bình và công nghệ cao.

Các doanh nghiệp nhỏ hầu hết không được đầu tư công nghệ, trang thiết bị hiện đại do thiếu vốn.

 

Trong đó, ngành dệt, may, chế biến thủy sản được coi là ngành công nghệ thấp, ngành cao su và nhựa là ngành công nghệ trung bình, ngành hóa chất và thiết bị điện là ngành công nghệ cao.

Yếu tố nào tác động tới năng suất lao động của công nghiệp Việt Nam?

Trong các yếu tố có khả năng tác động tới năng suất lao động có thể thấy một số yếu tố nổi bật như:

Lao động có trình độ cao: những doanh nghiệp có tỷ lệ lao động có trình độ từ cao đẳng trở lên càng cao thì năng suất lao động càng cao.

Nguồn gốc thiết bị: những doanh nghiệp sử dụng thiết bị có nguồn gốc từ các nước phát triển (Mỹ, châu Âu) có năng suất lao động cao hơn những doanh nghiệp sử dụng thiết bị có nguồn gốc từ những nước đang phát triển.

Đầu tư cho nghiên cứu – phát triển: các doanh nghiệp có triển khai thực hiện các dự án nghiên cứu – phát triển và có đầu tư cho hoạt động nghiên cứu – phát triển có năng suất lao động cao hơn những doanh nghiệp không chú trọng tới hoạt động này.

Năng lực thiết bị (bao hàm yếu tố công nghệ của thiết bị): doanh nghiệp càng được đánh giá cao về năng lực thiết bị so với mức độ trung bình của ngành cho thấy năng suất lao động cao hơn.

Mức độ ứng dụng công nghệ thông tin: doanh nghiệp ứng dụng công nghệ thông tin càng cao thì năng suất lao động càng cao.

Hệ thống quản lý và cải tiến năng suất chất lượng: doanh nghiệp có áp dụng hệ thống quản lý và cải tiến năng suất chất lượng sẽ có năng suất lao động cao hơn năng suất lao động của doanh nghiệp không có hệ thống quản lý và cải tiến năng suất chất lượng nào.

Những vấn đề cản trở tăng năng suất lao động.

 Năng suất lao động của Việt Nam vẫn còn ở ngưỡng thấp.

Theo các ý kiến của doanh nghiệp, các vấn đề được coi là yếu tố cản trở tăng năng suất của doanh nghiệp được cho là: thiếu vốn, thị trường đầu ra khó khăn và giá cả nguyên vật liệu tăng. Tổng hợp ý kiến đánh giá của doanh nghiệp về chính sách và thể chế trong vấn đề hỗ trợ nâng cao năng suất doanh nghiệp cho thấy, khung pháp luật về đất đai, bảo hiểm xã hội, thuế và tín dụng có những yếu tố chưa thuận lợi đối với doanh nghiệp.

Theo Báo cáo về chỉ số kinh doanh của Việt Nam năm 2014 của Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam, đại đa số các doanh nghiệp tư nhân ở Việt Nam đều có quy mô nhỏ và siêu nhỏ (95-96% là các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ). Các doanh nghiệp nhỏ gặp vấn đề thiếu vốn sản xuất, vì vậy, việc đầu tư công nghệ và trang thiết bị hiện đại (hầu hết là phải nhập từ nước ngoài) là rất khó khăn nên rất khó tham gia vào mạng lưới sản xuất toàn cầu.

ThS Nguyễn Thanh Hải, ThS Nguyễn Thị Lê Hoa, Viện Năng suất Việt Nam cho rằng: Trong điều kiện đang thiếu những doanh nghiệp đầu tàu lớn mạnh, làm chủ lực trong hội nhập kinh tế quốc tế thì các chính sách của Nhà nước nên tập trung thúc đẩy phát triển các doanh nghiệp nhỏ tiềm năng tăng trưởng về quy mô thông qua các giải pháp tạo môi trường kinh doanh thông thoáng, giúp các doanh nghiệp có cơ hội tiếp cận vốn phát triển kinh doanh và đặc biệt hỗ trợ thông tin, kiến thức để các doanh nghiệp có thể xây dựng được các định hướng phát triển dài hạn, đặc biệt ưu tiên phát triển doanh nghiệp trong các ngành kinh tế chủ lực của Việt Nam.

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang