Năng suất thấp, Việt Nam đối mặt bẫy thu nhập trung bình

author 20:34 29/04/2014

(VietQ.vn) - Các chuyên gia cảnh báo, Việt Nam đang có nguy cơ rơi vào bẫy thu nhập trung bình khi khoa học công nghệ chậm cải tiến, năng suất thấp.

Sự kiện: Chuyên đề: NÂNG CAO NĂNG SUẤT CHẤT LƯỢNG

Tái cơ cấu DN chú trọng đổi mới khoa học công nghệ

Tại Hội nghị gặp gỡ cộng đồng doanh nghiệp dân doanh , Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chỉ đạo DN cần nhanh chóng thực hiện tái cơ cấu, trong đó chú trọng tới đổi mới khoa học công nghệ, nâng cao năng lực quản trị.

“Hết sức chú ý đầu tư khoa học công nghệ nếu không DN khó đẩy cao năng suất, sức cạnh tranh thấp”, Thủ tướng nhân mạnh.

Trong khoảng 10 năm trở lại đây, tỷ lệ tăng bình quân của ngành công nghiệp khá cao ( khoảng 14%). Tuy nhiên, nếu so sánh tốc độ phát triển của ngành công nghiệp Việt Nam so với thế giới thì tốc độ phát triển đó là quá chậm. Đặc biệt về mặt công nghệ thì Việt Nam đang còn lạc hậu, phát triển với một trình độ thấp rất nhiều so với một số nước trong khu vực và trên thế giới.

Số DN đầu tư vào công nghệ mới chiếm rất ít

Phần lớn các doanh nghiệp nước ta  đang sử dụng công nghệ tụt hậu so với mức trung bình của thế giới 2 - 3 thế hệ. Tính chung cho các doanh nghiệp, mức độ thiết bị hiện đại chỉ có 10%, mức trung bình 38%, lạc hậu và rất lạc hậu chiếm 52%. Đặc biệt ờ khu vực sàn xuất nhỏ, thiết bị ờ mức lạc hậu và rất lạc hậu chiếm 70%. Trong khi đó các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư đổi mới công nghệ ở mức thấp, tính ra chi phí chỉ khoảng 0,2- 0,3% doanh thu. Con số này ở Ấn Độ là 5%, Hàn Quốc là 10%.

100 doanh nghiệp ở Hà Nội và Tp. HCM đã được khảo sát và thực trạng yếu kém trong lĩnh vực trên của doanh nghiệp đã thể hiện rõ: Mức đầu tư cho đổi mới thiết bị - công nghệ của doanh nghiệp chỉ chiếm 3% doanh thu cả năm. Kết quả sau quá trình khảo sát cũng cho thấy, đa số các doanh nghiệp sử dụng công nghệ của những năm 80 của thế kỉ trước, 69% doanh nghiệp phụ thuộc vào nguyên vật liệu, 52% phụ thuộc vào thiết bị, công nghệ nhập khẩu và 19% doanh nghiệp lệ thuộc vào bí quyết công nghệ, số cán bộ có kỹ thuật chuyên môn cũng chi đạt 7%.

Nhân công rẻ, kỹ năng thấp không còn là lợi thế

Các chuyên gia cảnh báo xuất hiện nhiều dấu hiệu cho thấy Việt Nam có nguy cơ rơi vào bẫy thu nhập trung bình. Việt Nam vần đang thực hiện chiến lược công nghiệp hóa theo định hướng xuất khẩu, tập trung vào các ngành mà /iệt Nam có lợi thế như dệt may, da giầy, linh kiện điện tử,... Do từ trước đến nay Việt Nam đã luôn xác định lợi thế cạnh tranh là chi phí lao động rẻ, nên các chính sách đã luôn hướng tới phát triển các ngành tận dụng nhiều lao động với chi phí thấp, nhưng lại chủ yếu là lao động giản đơn.

Các sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu là sản phẩm của các ngành công nghiệp lắp ráp, vì thế giá trị gia tăng thấp, rất dễ khiến Việt Nam rơi vào bẫy thu nhập trung bình.

Xuất phát từ thực tế trên, bà Phạm Thị Thu Hằng, Phó Tổng thư ký Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam nhận định: xây dựng Chương trình nâng cao năng suất lao động quốc gia, coi đây là một cuộc vận động có tính chất chính trị lớn nhằm khơi dậy tinh thần sáng tạo, lòng tự hào dân tộc với những biện pháp cụ thể, thiết thực để nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế.

“Trong thời gian tới, nhân công giá rẻ với trình độ kỹ năng thấp sẽ không còn là lợi thế so sánh khi Việt Nam muốn dịch chuyển lên mức cao hơn của chuỗi giá trị trong các mạng lưới sản xuất toàn cầu. Tiềm năng nâng cao năng suất lao động của các ngành trong nền kinh tế còn rất lớn. Nâng cao năng suất lao động là yêu cầu bức thiết hiện nay bởi vì đó là yếu tố mang tính quyết định, tạo ra động lực tăng trưởng dài hạn cho nền kinh tế. Nâng cao năng suất lao động sẽ giúp Việt Nam cải thiện được năng lực cạnh tranh của mình trên trường quốc tế và qua đó hội nhập một cách tích cực, chủ động và có hiệu quả hơn”, bà Hằng nói.

Theo nữ chuyên gia, Việt Nam trong giai đoạn tới cần tập trung nỗ lực vào việc thúc đẩy tăng trưởng năng suất của khu vực chế tạo, nâng tỷ trọng của các hoạt động có năng suất cao thông qua việc hỗ trợ và khuyến khích các doanh nghiệp phát triển các hoạt động có năng suất và giá trị gia tăng cao.

Hạ Lan

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang