NASA phát hiện mặt trăng có màu lạ

author 19:40 22/09/2016

(VietQ.vn) - Mới đây, NASA phát hiện màu sắc lạ trên mặt trăng Sao Diêm Vương, phải chăng nơi đây đang tồn tại một vật thể sống?

Vào giữa năm năm 2015, các nhà khoa học NASA đưa máy ảnh tiếp cận tới phi thuyền thăm dò không gian New Horizons và phát hiện thấy có một vùng cực đỏ lớn nhất trên mặt trăng của Sao Diêm Vương-Charon. Một nhà khoa học cho biết: Họ chưa bao giờ nhìn thấy bất cứ thứ gì giống như vùng cực đỏ này trong hệ mặt trời của chúng ta. Đặc biệt, họ quá xúc động khi phát hiện sự kiện này đến lỗi không thể tìm hiểu thêm bất cứ thông tin gì về nó.

NASA phát hiện màu lạ xuất hiện trên mặt trăng 

Trước đó, các nhà khoa học cho rằng, họ có thể lý giải được hiện tượng này bằng việc phân tích hình ảnh và dữ liệu mà phi thuyền thăm dò không gian thực hiện trên hệ Sao Diêm Vương gửi về vào tháng 7/2015, thể hiện trên tạp chí khoa học quốc tế Nature: Màu sắc đối cực của Charon xuất hiện là do chính nó phát ra- Khi khí mê tan thoát ra khỏi bầu khí quyển của sao Diêm Vương và bị "mắc kẹt" bởi lực hấp dẫn của mặt trăng và đóng băng khi gặp lạnh, bề mặt băng này đóng tại điểm cực Charon.

Tiếp theo là quá trình xử lý hóa học của ánh sáng cực tím từ mặt trời biến đổi khí metan thành hydrocacbon nặng và cuối cùng thành các vật liệu hữu cơ màu đỏ gọi là tholins.

Will Grundy, tác giải chính của bài báo và cũng là nhà điều tra nghiên cứu tại Lowell Observatory ở Flagstaff, Mỹ băn khoăn, chưa có một ai từng nghĩ về hiện tượng thiên nhiên kỳ diệu này, nó giống như một bức tranh phun sơn bao phủ nên khu vực New Mexico. Mỗi khi khám phá là khi chúng tôi thấy bất ngờ về nó. Thực sự, thiên nhiên rất kỳ diệu, sáng tạo trong việc sử dụng các định luật cơ bản vật lý và hóa học của nó để tạo nên những hiện tượng vô cùng “ngoạn mục”.

Trung Quốc xây dựng 2 tua bin gió lớn gấp đôi Mỹ (VietQ.vn) - Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho biết, Trung Quốc đã và đang xây dựng hai tua bin gió lớn nhất thế giới.

Nhóm nghiên cứu kết hợp phân tích từ hình ảnh cực Charon thu được bằng phi thuyền New Horizons với các mô hình máy tính về cách băng tiến hóa trên cực Charon. Các nhà khoa học nghi ngờ rằng, khí metan từ khí quyển của sao Diêm Vương đã bị mắc kẹt ở cực bắc Charon và từ từ chuyển đổi thành các chất liệu màu đỏ, nhưng không có mô hình để hỗ trợ lý thuyết đó.

Đội phi thuyền thăm dò New Horizons đào sâu vào dữ liệu để xác định xem liệu điều kiện trên mặt trăng (có đường kính 753 dặm hoặc 1.212 km) có thể cho phép chụp và thu lại quá trình chuyển đổi của khí methane. Các mô hình sử dụng cho Sao Diêm Vương và quỹ đạo 248 năm của Charon xung quanh mặt trời cho thấy, điều kiện thời tiết khắc nghiệt ở các cực Charon, nơi ánh sáng mặt trời được chiếu liên tục suốt 100 qua thay thế cho 1 thế kỷ tồn tại trong bóng tối. Nhiệt độ bề mặt trong suốt những tháng mùa đông giảm xuống còn -430 độ F (-257 độ C), đủ lạnh để đóng băng khí metan thành chất rắn.

"Các phân tử khí metan tung lên xung quanh bề mặt Charon cho đến khi chúng xuống điểm cực lạnh, nơi chúng bị đông cứng, tạo thành một lớp phủ băng mê tan phủ mỏng kéo dài cho đến khi ánh sáng mặt trời trở lại vào mùa xuân," Grundy nói. Nhưng trong khi các băng methane nhanh chóng tan, các hydrocacbon nặng hơn sẽ tạo ra từ nó ẩn trên bề mặt.

Qua sự theo dõi trên các mô hình cũng cho kết quả rằng, ánh sáng mặt trời sẽ trở lại gây nên hiện tượng chuyển đổi khí metan lạnh trở thành khí mê tan trên Charon vào mùa Xuân. Nhưng trong khi các băng metan nhanh chóng tan đi, các hydrocacbon nặng được tạo ra từ quá trình bay hơi này vẫn còn trên bề mặt.

Ánh sáng mặt trời chiếu thêm vào vật liệu màu đỏ được gọi là tholins –cái mà đã dần dần tích lũy trên cực Charon hàng triệu năm. Phi thuyền New Horizons quan sát các cực Charon khác thì thấy, hiện chúng đang ẩn trong bóng tối vào mùa đông - và sẽ được nhìn thấy khi có ánh sáng phản xạ từ Sao Diêm Vương, hoặc "Pluto-shine".

Dựa theo nghiên cứu này, chúng ta có thể lý giải được một trong những bí ẩn lớn nhất, cái mà tìm thấy trên Charon, mặt trăng khổng lồ của Pluto", Alan Stern, Trưởng điều tra của Viện Nghiên cứu Tây Nam, và một nghiên cứu đồng tác giả cho biết. "Điều này sẽ cho thấy, các hành tinh nhỏ khác trong vành đai Kuiper với các mặt trăng có thể tạo ra tương tự, hoặc thậm chí còn có thể mở rộng hơn sang bầu khí quyển'.

Lê Xinh (theo sciencedaily)

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang