'Nem công chả phượng' có gì đặc biệt mà vua chúa xưa ai ai cũng thích?

author 15:32 16/08/2017

(VietQ.vn) - Nem công chả phượng là hai món ăn không thể thiếu trong các bữa tiệc cung đình xa xưa không chỉ vì mùi vị và màu sắc bắt mắt mà còn vì dược tính và khả năng thải độc của chúng.

“Nem công chả phượng” – được coi là món ăn đứng đầu bát trân và không thể thiếu trong các bữa tiệc cung đình xưa kia. Tại Việt Nam, nem công chả phượng được coi là biểu tượng của sự tao nhã trong ẩm thực cung đình Huế. Tìm hiểu về nguồn gốc của món ăn này, nhiều người cho rằng nem công chả phượng có nguồn gốc từ ẩm thực Trung Hoa xưa, vào thời Nguyễn được sao chép và cải biên lại cho phù hợp với khẩu vị của người Việt Nam.

Nem công được chế biến bằng cách lên men thực phẩm tương tự như cách làm nem chua ngày nay.
 Nem công được chế biến bằng cách lên men thực phẩm tương tự như cách làm nem chua ngày nay. (Ảnh minh họa)

Nem công là nem làm từ da và thịt của con công. Món ăn này đặc biệt ở chỗ không qua nấu nướng mà được làm chín bằng quá trình lên men. Công trống sinh ra khi trưởng thành sẽ có đuôi dài, mỗi khi xòe tròn thì vô cùng đẹp mắt. Mật công rất đắng và độc nhưng phần thịt và da công lại là phương thuốc thải độc vô cùng hữu hiệu.

Để làm món nem công, người ta dùng phần thịt đùi của con công trưởng thành giã mịn sau đó trộn cùng riềng, tiêu, tỏi… rồi gói bằng lá chuối và ủ trong khoảng 3 ngày là có thể ăn được. Vì thịt công rất lành và có khả năng thải được nhiều loại độc nên món ăn này được liệt vào hàng quý giá và được các bậc vua chúa vô cùng yêu thích.

Thịt chim phượng có dược tính cao hỗ trợ tốt trong việc kéo dài tuổi thọ của các bậc đế vương. (Ảnh minh họa)

Chim phượng hoàng có thể là một loài chim chỉ có trong truyền thuyết và tưởng tượng của mọi người. Chả phượng là món chả được làm từ thịt một loài chim thuộc họ gia cầm mà thông thường là chim trĩ. Vì loại chim này có màu sắc khá đẹp và đuôi dài nên người dân thường nhầm tưởng là chim phượng.

Hãi hùng cảnh người dân đào đất bắt đặc sản sá sùngNhiều năm nay, nhiều phụ nữ ở huyện Vân Đồn (Quảng Ninh) làm nghề đào đất, săn sá sùng. Mỗi ngày họ bắt được trên dưới một kg sá sùng tùy theo thời tiết, giá mỗi kg là 200 nghìn đồng. Sá sùng sấy khô có giá 4 triệu đồng mỗi kg.

Chim phượng bắt được thì đem đi làm thịt, lọc lấy phần thịt nạc cho vào cối giã nhuyễn cùng mỡ gà trống. Sau khi thịt chim được phết nhuyễn người ta trộn đều cùng với nước mắm, xì dầu, hạt tiêu, mật ong sau đó gói vào lá chuối và hấp chín là có thể dùng được. Cũng có một vài nơi người ta chiên chả phượng trong mỡ gà nóng đến khi chín vàng để thưởng thức. Cũng như thịt chim công, thịt chim phượng có dược tính cao, tốt cho sức khỏe nên được nhiều bậc đế vương và các gia đình hoàng tộc yêu thích.

Không chỉ thơm ngon mà cách tạo hình của nem công chả phượng cũng thật bắt mắt.

Không chỉ thơm ngon mà cách tạo hình của nem công chả phượng cũng thật bắt mắt. (Ảnh minh họa) 

Ngày nay, do tính khan hiếm của 2 loại chim công và chim phượng nên khi chế biến hai món ăn này (thường là vào ngày tết) người ta đã thay thế thịt chim công và chim phượng bằng thịt lợn hoặc thịt gà sau đó trang trí sao cho thật bắt mắt để cúng tổ tiên.

Thu Nguyễn (t/h)

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang