Nga thử nghiệm tên lửa 'sát thủ bờ biển' khiến đối thủ 'không dám lại gần'

author 22:00 12/09/2017

(VietQ.vn) - Đây là hệ thống tên lửa được cho là có thể giúp Nga chặn đứng những cuộc tấn công đổ bộ từ hướng biển của kẻ thù vào bán đảo Crimea

Sự kiện: Vũ khí quân sự nổi tiếng thế giới

Người phát ngôn của Hạm đội Biển Đen thuộc Hải quân Nga, Đại úy Vyacheslav Trukhachev, cho biết, hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển Utes vừa phóng thử nghiệm 2 tên lửa hành trình trong khuôn khổ một cuộc tập trận diễn ra hôm 9/9 vừa qua.

"Hệ thống phòng vệ bờ biển Utes đã phóng 2 tên lửa hành trình trong bài tập trận ở hạm đội biển Đen. Cuộc tập trận này nhằm mục đích diễn tập khả năng phòng thủ cho một nhóm tàu mặt nước đang hoạt động gần bờ", ông Vyacheslav Trukhachev cho hay.

Hạm đội biển Đen Nga đang có 2 hệ thống tên lửa Utes và mỗi hầm phóng cố định chứa 2 tên lửa hành trình P-35 sẵn sàng triển khai.

Hệ thống tên lửa Utes mới được Nga khôi phục tại Crimea

Được biết, Utes là tên gọi của tổ hợp tên lửa chiến thuật chống tàu phòng thủ bờ biển được phát triển trên cơ sở tên lửa P-35 và tổ hợp phòng thủ bờ biển cơ động Redut tại nhà máy nghiên cứu chế tạo máy Thống nhất OKB-52. Nó còn được biết đến với tên gọi khác là Sotka hay Object 100.

Hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển Utes với tên lửa hành trình P-35 có khả năng bắn trúng các mục tiêu ở khoảng cách lên tới 300km. P-35 được trang bị đầu đạn nổ mạnh hoặc đầu đạn hạt nhân (560kiloton) đạt vận tốc lên tới 2.000 km/h.

Được biết, ứớc tính, trọng lượng mỗi quả tên lửa hành trình chống hạm P-35 có trọng lượng lên tới 5 tấn, dài 10,2m, đường kính thân đến 0,98m, sải cánh 5m. Phần đầu tên lửa được trang bị radar chủ động kích hoạt ở pha cuối tiếp cận mục tiêu.

Tên lửa có độ cao hành trình từ 100-400m, hoặc có thể bay cao từ 4.000-7.000m trong trường hợp dùng radar của tên lửa để dẫn đường cho các tên lửa khác. Ở pha cuối tên lửa hạ thấp độ cao xuống dưới 100m trước khi lao đến mục tiêu với tốc độ siêu âm Mach 1,4.

Utes được cho là có thể giúp Nga chặn đứng những cuộc tấn công đổ bộ từ hướng biển của kẻ thù vào bán đảo Crimea. Các hệ thống tên lửa trên chỉ là một phần trong chương trình quân sự hóa bán đảo Crimea của Nga do nước này đã khôi phục và thậm chí xây mới hàng loạt cơ sở quân sự khác.

Theo hãng tin Reuters, ít nhất 18 căn cứ hải quân, trạm radar và sân bay đã được Nga khôi phục hoặc xây mới ở Crimea kể từ tháng 3-2014 đến nay.

Lê Cao (T/h)

 

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang