Ngân hàng Xây dựng "âm" 18 ngàn tỉ như thế nào?

author 20:12 17/07/2016

(VietQ.vn) - Cần làm rõ người chịu trách nhiệm về những thiệt hại của Ngân hàng Đại Tín để tránh bỏ lọt tội phạm, bảo đảm công bằng và toàn diện khi xử lý vụ án.

Theo cáo trạng vụ án thì tình trạng tài chính của Ngân hàng Đại Tín rất xấu, thua lỗ trầm trọng trước khi được bán cho nhóm của ông Phạm Công Danh, vậy tại sao ông Phạm Công Danh mua Ngân hàng Đại Tín để rồi đổi tên thành Ngân hàng Xây Dựng và tiếp tục thua lỗ… là những vấn đề mà dư luận đang hết sức quan tâm.

Ông Phạm Công Danh mua Ngân hàng Xây Dựng làm gì?

ảnh
Ngân hàng Xây dựng và con số nghìn tỉ. (ảnh: TL) 

Theo cáo trạng thì Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Tín (TrustBank) vốn có tiền thân là Ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn Rạch Kiến, thời điểm đầu năm 2012 có vốn điều lệ là 3.000 tỷ đồng, do nhóm cổ đông Phú Mỹ do bà Hứa Thị Phấn làm đại diện sở hữu gần 84,92% cổ phần.

Tháng 7/2012, Thanh tra Ngân hàng Nhà nước kết luận Ngân hàng Đại Tín lỗ lũy kế trên 6.000 tỷ đồng, thực trạng tài chính rất xấu, vốn chủ sở hữu bị âm 2.854,833 tỉ đồng. Trên cơ sở kết quả thanh tra, Ngân hàng Nhà nước đã có phương án tái cơ cấu ngân hàng này theo hướng nhóm cổ đông cũ chuyển nhượng cổ phần cho nhóm cổ đông mới (Nhóm Thiên Thanh, đại diện là ông Phạm Công Danh).

Cáo trạng cho biết, trên thực tế, trước khi Thủ tướng Chính phủ đồng ý, từ ngày 6/6/2012 nhóm Phú Mỹ và nhóm Thiên Thanh đã ký biên bản thỏa thuận chuyển nhượng 84,92% cổ phần (bằng 252.110.151 cổ phần) của TrustBank và các tài sản có liên quan. Trong văn bản gửi đến các cơ quan tố tụng, luật sư cho rằng nhóm ông Phạm Công Danh đã thanh toán cho nhóm bà Hứa Thị Phấn hơn 3.500 tỷ đồng.

Ngày 23/5/2013 TrustBank được đổi tên thành Ngân hàng thương mại cổ phần Xây dựng Việt Nam. Sau đó, ông Phạm Công Danh và một số bị can khác được xác định có sai phạm gây thiệt hại hơn 9.000 tỷ đồng cho Ngân hàng Xây Dựng, trong đó có tiền rút ra để trả cho nhóm bà Hứa Thị Phấn và 4.500 tỷ tăng vốn điều lệ của Ngân hàng. Năm 2013 Ngân hàng Xây Dựng lỗ hơn 11.000 tỷ đồng. Vào thời điểm khởi tố vụ án (tháng 7/2014), vốn chủ sở hữu của Ngân hàng âm hơn 18.000 tỷ đồng.

Cho đến nay, không rõ tại sao ông Phạm Công Danh lại mua Ngân hàng Đại Tín trong khi ngân hàng này yếu kém như vậy. Phải chăng ông Phạm Công Danh không có nghiệp vụ ngân hàng, quá tự tin vào khả năng của mình trong việc khôi phục Ngân hàng Đại Tín?

Luật sư đề nghị làm rõ trách nhiệm khiến TrustBank thua lỗ

Ông Phạm Công Danh và một số cá nhân đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự vì những hậu quả hiện tại tại Ngân hàng Xây Dựng. Tuy nhiên, liệu những hậu quả này có xuất phát từ những yếu kém của Ngân hàng Đại Tín trước đó?

Nguyên nhân của tình trạng thua lỗ của Ngân hàng Đại Tín trước đây là gì, có dấu hiệu sai phạm không và đã được điều tra, xử lý ra sao? Nhóm bà Hứa Thị Phấn phải chịu trách nhiệm gì về các khoản thua lỗ của Ngân hàng Đại Tín?

Trước khi vụ án được xét xử, luật sư tham gia vụ án này đã gửi văn bản cho các cơ quan tố tụng nêu nhiều dấu hiệu sai phạm của nhóm bà Hứa Thị Phấn trong quá trình chuyển nhượng cổ phần cho nhóm ông Phạm Công Danh, đồng thời kiến nghị điều tra làm rõ để xử trong vụ án Phạm Công Danh bị truy tố về tội: Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.

 

 

Yêu cầu tổng kiểm tra và phạt nặng các cơ sở bán C2, Rồng đỏ bị nhiễm chì ở Phú Yên(VietQ.vn) - Ngày 14/7, Chi cục ATVSTP Phú Yên đã chính thức yêu cầu kiểm tra và phạt nặng các cơ sở còn bán 2 sản phẩm C2 và Rồng đỏ nhiễm chì trên toàn tỉnh.
Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang