Ngành bán lẻ: Khi công nghệ mã số mã vạch tiến vào 'cuộc đua năng suất'

author 14:31 25/01/2020

(VietQ.vn) - Nhận diện hàng hóa dễ dàng; Thanh toán thuận tiện; Minh bạch thông tin sản phẩm; Nâng cao năng suất lao động… là những cụm từ tiêu biểu người ta nói về lợi ích triển khai công nghệ mã số mã vạch trong ngành bán lẻ tại Việt Nam thời gian gần đây. Tuy nhiên, thực tế chỉ ra nhiều doanh nghiệp bán lẻ vẫn chưa nhìn thấy lợi ích cũng như chưa tận dụng hết ưu điểm của mã vạch sản phẩm trong hoạt động sản xuất, kinh doanh…

Sự kiện: Chuyên đề: NÂNG CAO NĂNG SUẤT CHẤT LƯỢNG

Công cụ đắc lực hỗ trợ các doanh nghiệp

Theo bà Nguyễn Thị Cẩm Tú - Phó Tổng thư ký Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam, với những doanh nghiệp bán lẻ thì mã số, mã vạch là công cụ đắc lực nhất để hỗ trợ cho các doanh nghiệp. Ngành bán lẻ Việt Nam trước đây xuất phát 100% từ ngành bán lẻ truyền thống. Khi đó, người tiêu dùng thường mua hàng tại các chợ truyền thống, những sạp hàng, cửa hàng nhỏ lẻ và thậm chí là từ những gánh hàng rong. Từ những năm 1990 đến 1995 đã bắt đầu xuất hiện những cửa hàng bán lẻ đầu tiên ở Việt Nam. Ví dụ như tại Hà Nội, năm 1995 đã xuất hiện siêu thị trên tầng 2 Chợ Hôm là siêu thị Fivimart Trần Quang Khải còn thành phố Hồ Chí Minh thì năm 1996 siêu thị Co.op Mart được khai trương. Sau đó thì tại các thành phố khác, các siêu thị cũng bắt đầu mọc lên.

Đến khi Việt Nam gia nhập tổ chức Thương mại thế giới (WTO) thì ngành bán lẻ Việt Nam phát triển rất nhanh và mạnh, là động lực chính để phát triển ngành công nghiệp bán lẻ Việt Nam và giúp cho ngành bán lẻ Việt Nam mang một diện mạo mới, hiện đại và văn minh hơn.

Mã số mã vạch chính là công cụ hữu hiệu nhất để phát triển ngành bán lẻ tại Việt Nam trên tất cả mọi hoạt động từ mua hàng, bán hàng. 

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp bán lẻ của Việt Nam cũng đã hợp tác với các doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài. Đa số những doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài đầu tư bán lẻ vào Việt Nam cũng đã thực hiện mã số mã vạch rất chuyên nghiệp và điều đó làm cho việc cạnh tranh của thị trường bán lẻ tăng lên và khi môi tường cạnh tranh tăng, các doanh nghiệp bán lẻ đã tận dụng tối đa các công nghệ, kĩ thuật, các phương thức đổi mới để phù hợp và giảm thiểu nhân công nâng cao năng suất lao động. Có thể nói, mã số mã vạch chính là công cụ hữu hiệu nhất để phát triển ngành bán lẻ tại Việt Nam trên tất cả mọi hoạt động từ mua hàng, bán hàng.

Cũng theo bà Cẩm Tú, một mảng rất quan trọng của mã số mã vạch ảnh hưởng đến quản lý sản phẩm, quản lý chung của doanh nghiệp là quản lý hàng tồn kho. Trên cơ sở thiết bị, công nghệ khi sử dụng mã số mã số mã vạch người ta có thể kiểm đếm được hàng tồn kho giúp cho người quản lý hàng hóa biết được khi nào hàng hết trong kho để có thể điều phối hàng từ các cơ sở, nhập hàng. Cùng với đó, quản lý được lượng hàng tồn kho để có những phương pháp quản lý cũng như thúc đẩy quá trình bán hàng cho các sản phẩm này.

Đồng quan điểm, chuyên gia Vũ Vinh Phú - Ủy viên Hội Mã số mã vạch Việt Nam cho hay, việc áp dụng mã số mã vạch đặc biệt là ở khâu bán lẻ đem lại nhiều tác dụng như quản lý, dự trữ kho quầy hàng, thanh toán với khách hàng, chống nhầm lẫn, bảo đảm uy tín của nhà bán lẻ khi phục vụ. Góp phần cho việc vận chuyển thu mua hàng hóa nhanh chóng, ít chi phí nhất, quản lý giá cả hàng hóa, kinh doanh trong hệ thống bán lẻ, nhất là bán lẻ theo chuỗi, kể cả ở siêu thị và các cửa hàng tiện lợi đang có xu hướng phát triển mạnh mẽ, quản lý chấm công nhân sự, công nợ, ...

"Chặn" tình trạng mã số mã vạch giả

Tuy nhiên, ông Vinh Phú cũng chỉ ra, mặc dù việc áp dụng mã số mã vạch khá rộng rãi và đạt được nhiều kết quả đáng quan tâm, nhưng vẫn còn nhiều việc phải làm. Đơn cử như nhiều đơn vị sản xuất, sản phẩm chưa có mã số mã vạch để tiếp cận hợp pháp vào khâu bán lẻ, làm cho chuỗi sản xuất phân phối bị cắt khúc và không hiệu quả, nhất là những mặt hàng do Việt Nam sản xuất mà chúng ta đang khuyến khích tiêu dùng. Nạn sử dụng mã số mã vạch giả, đội lốt mã số mã vạch của đơn vị khác đã xuất hiện. Việc áp dụng mã số mã vạch vào hệ thống logistic chưa được nhiều.

Truy xuất nguồn gốc bằng mã số mã vạch là cần thiết, tuy nhiên còn phải thêm các công cụ hỗ trợ khác mới đảm bảo an toàn về chất lượng của hàng hóa lưu thông trên thị trường nội địa. Trên thị trường, hàng lậu hàng giả không cần mã số mã vạch vẫn hoạt động ngang nhiên, thậm chí được sản xuất ở một số địa phương một cách công khai, mà không bị nghiêm trị, hậu quả là những hàng hóa nghiêm túc tham gia hệ thống mã số mã vạch bị thiệt thòi. Có những trường hợp lợi dụng mã số mã vạch của GS1 VN để bán hàng nước ngoài mà không ghi rõ ràng made in sản xuất tại nước đó, hay ghi rất nhỏ, làm cho người tiêu dùng dễ bị nhầm lẫn là hàng ngoại quốc hoặc hàng Việt Nam chất lượng cao,...

Đặc biệt, ông Phú nhấn mạnh cần thiết phải có những giải pháp quyết liệt, để thúc đẩy việc áp dụng mã số mã vạch vào sản xuất kinh doanh ở Việt Nam, Đồng thời đảm bảo cho hàng hóa Việt lưu thông một cách nhanh chóng và hiệu quả, đi từ sản xuất đến khâu bán lẻ, nhằm nâng cao năng lực quản lý và cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam ngay ở thị trường nội địa.

Phát hiện hàng loạt sai phạm về sử dụng mã số mã vạch(VietQ.vn) - Thanh tra Sở KH&CN Hà Tĩnh cho biết, đơn vị này vừa hoàn thành công tác thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về tiêu chuẩn đo lường chất lượng; nhãn hàng hóa; mã số mã vạch và sở hữu công nghiệp đối với hàng đóng gói sẵn.

THANH MINH

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang