Ngành da giày: Dịch chuyển phát triển sản xuất nâng cao năng suất chất lượng

authorHòa Lê 07:21 03/10/2018

(VietQ.vn) - Với những tác động từ xu hướng trên thế giới, ngành da giày Việt Nam cũng đang có những thay đổi về dịch chuyển phát triển sản xuất để thích ứng.

Sự kiện: Chuyên đề: NÂNG CAO NĂNG SUẤT CHẤT LƯỢNG

Ngành da giày được dự báo có sức bật tốt trong năm 2018 nhờ tác động từ các hiệp định thương mại tự do với các thị trường xuất khẩu lớn. Nhiều năm qua, da giày luôn nằm trong top 5 mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Tuy nhiên, ngành da giày chủ yếu làm gia công xuất khẩu, chi phí lao động chiếm trên 70%.

Điều này khiến doanh nghiệp, đặc biệt là các ngành có sử dụng nhiều lao động như dệt may, da giày gặp nhiều khó khăn và phải tìm giải pháp ứng phó như giảm tiền lương mềm, sử dụng máy móc thay thế người lao động…

Ngành da giày: Dịch chuyển phát triển sản xuất nâng cao năng suất chất lượng

Da giày luôn nằm trong top 5 mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam 

Với những tác động từ xu hướng trên thế giới, ngành da giày Việt Nam cũng đang có những thay đổi để thích ứng. Cụ thể là trước tình hình chi phí nhân công tăng cao ảnh hưởng đến lợi nhuận của các DN, các DN da giày cũng có xu hướng dịch chuyển sản xuất từ các tỉnh Đông Nam Bộ, sang các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).

Ngành da giày: Dịch chuyển phát triển sản xuất nâng cao năng suất chất lượng

 Các DN da giày cũng có xu hướng dịch chuyển sản xuất từ các tỉnh Đông Nam Bộ, sang các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long

Các thống kê của LEFASO cho thấy, nếu như năm 2010, các DN da giày tập trung 70% tại vùng Đông Nam Bộ thì đến nay đã giảm xuống chưa tới 70%. Nguyên nhân của sự dịch chuyển này là nhằm tiết giảm chi phí nhân công vì các tỉnh ĐBSCL là khu vực có hệ số tăng lương tối thiểu thấp hơn khu vực Đông Nam Bộ. Đồng thời cũng là khu vực này có khoảng cách gần và hệ thống giao thông thuận tiện.

Bên cạnh sự dịch chuyển về sản xuất, ngành da giày trong nước cũng ghi nhận sự gia tăng của ngành công nghiệp phụ trợ. Hiện tại, sản xuất nguyên liệu cho ngành da giày đã tăng 15%, cho ngành túi xách tăng từ 8% đến 10%, trong khi sản xuất giày dép, túi xách chỉ tăng trên dưới 2% cho thấy việc sản xuất nguyên vật liệu cho ngành đã tăng hơn rất nhiều.

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang