Ngành Nông nghiệp và định hướng tăng trưởng gắn với chất lượng

author 06:47 14/08/2020

(VietQ.vn) - Với mục tiêu đạt kim ngạch xuất khẩu 42 tỉ USD trong năm 2020, ngành nông nghiệp đã thực thi nhiều giải pháp quản lý với định hướng tăng trưởng gắn với chất lượng.

Theo Bộ NN&PTNT, năm 2020, Bộ này đang tập trung xây dựng các tiêu chuẩn, quy chuẩn cho từng nhóm sản phẩm, dịch vụ, quá trình phục vụ kiểm tra chuyên ngành. Tổ chức rà soát hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện có, bổ sung xây dựng theo yêu cầu của thực tiễn để hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn phục vụ quản lý sản xuất, kinh doanh nông, lâm, thủy sản.

Tính đến tháng 6/2020, cả nước đã đạt 170 nghìn hécta cây trồng được chứng nhận VietGAP. 

Bên cạnh đó, tiếp tục hoàn thiện chính sách pháp luật quản lý chất lượng ATTP hài hòa với các chuẩn mực quốc tế và tạo môi trường thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp đầu tư sản xuất, kinh doanh, liên kết phát triển các chuỗi giá trị nông sản chất lượng cao, đảm bảo ATTP.

Tính đến hết năm 2019, toàn ngành có 1.101 TCVN và 217 QCVN phục vụ quản lý vật tư nông nghiệp, sản phẩm nông sản nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh của sản phẩm, hàng hóa Việt Nam, từng bước phù hợp với thông lệ quốc tế.

Với định hướng tăng trưởng gắn với chất lượng, Bộ NN&PTNT đã chỉ đạo áp dụng đồng bộ các biện pháp kỹ thuật IPM (quản lý dịch hại tổng hợp), áp dụng các tiêu chuẩn trong sản xuất từ khâu xử lý đất đai, sử dụng cây giống đảm bảo tiêu chuẩn, giám sát chặt chẽ đồng ruộng để sinh vật gây hại ở ngưỡng cho phép không ảnh hưởng đến năng suất cây trồng. Cụ thể như triển khai các Chương trình: Phát triển sản xuất, sử dụng phân bón hữu cơ hiệu quả và bền vững; Phát triển và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật sinh học tại Việt Nam; giám sát dư lượng thuốc BVTV trên rau, quả, chè, hồ tiêu, cà phê…

Đầu năm 2020, Bộ NN&PTNT đã ban hành Chỉ thị số 117/CT-BNN-BVTV về tăng cường phát triển và sử dụng phân bón hữu cơ. Nhiều địa phương đã và đang triển khai thực hiện Chỉ thị, một số tỉnh đã ban hành Kế hoạch hành động/chương trình thực hiện. Đã có 13 doanh nghiệp ký kết, đồng hành phát triển phân bón hữu cơ giai đoạn 2019 đến năm 2025 quy mô 44.840ha trên phạm vi cả nước trên các cây trồng chủ lực như lúa, cây ăn trái, cây công nghiệp (Tập đoàn Lộc Trời, Tập đoàn Quế Lâm, Công ty Tiến Nông, Công ty Hiệp Thanh, Công ty phân bón Phúc Thịnh…).

Tăng cường hỗ trợ áp dụng chiến lược quản lý dịch hại tổng hợp, hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hóa học. Hướng dẫn nhiều tỉnh thành quản lý dịch hại bằng biện pháp sinh học bảo vệ mùa màng (nhân nuôi, phóng thích các thiên địch: Ong ký sinh và bọ đuôi kìm…).

Áp dụng mã số vùng trồng, mã số cơ sở đóng gói nhằm truy xuất nguồn gốc sản phẩm, thúc đẩy xuất khẩu nông sản đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng. Đến nay, Bộ NNPTNT đã cấp được 2443 mã số vùng trồng cho 213.993,75 ha vùng trồng quả tươi xuất khẩu đi Trung Quốc và các thị trường như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc, New zealand, EU… và cấp 1766 mã số cơ sở đóng gói quả tươi xuất khẩu cho các loại cây trồng: Thanh long, xoài, nhãn, chôm chôm, vú sữa, chanh không hạt, bưởi, vải, dưa hấu, mít, chuối và măng cụt.

Thực hiện tốt chương trình giám sát vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm. Tất cả các cơ sở sản xuất thuốc thú y dạng dược phẩm, vắcxin đã áp dụng và được cấp giấy chứng nhận thực hành tốt sản xuất thuốc (GMP) theo nguyên tắc, quy định của Tổ chức Y tế thế giới (WHO-GMP).

Đến nay, 78 cơ sở sản xuất thuốc thú y đạt GMP và 100% cơ sở sản xuất dược phẩm, vắcxin thú y đều đạt GMP. 24 cơ sở giết mổ công nghiệp, sơ chế, chế biến bảo đảm ATTP và bảo vệ môi trường...

Tính đến tháng 6.2020, cả nước đã đạt 170 nghìn hécta cây trồng được chứng nhận VietGAP, có 4.846 doanh nghiệp được chứng nhận; 603 cơ sở nuôi thủy sản (6.363ha) được cấp chứng nhận VietGAP và tương đương; 792 trang trại và 2.502 hộ chăn nuôi được chứng nhận VietGAP và tương đương với sản lượng 595.489 tấn thịt và 332.117 triệu quả trứng;

Đã có 1711 sản phẩm đạt chuẩn theo bộ tiêu chí sản phẩm thuộc Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm OCOP”; tỉ lệ xã đạt chuẩn nông thôn mới là 58,2% trong đó các xã đều đạt tiêu chí đảm bảo an toàn thực phẩm. Hình thành được 1612 chuỗi, 2346 sản phẩm và 2989 địa điểm bán sản phẩm đã kiểm soát theo chuỗi đảm bảo an toàn thực phẩm, trong đó có 100 hợp tác xã, 250 công ty, tập đoàn lớn (Dabaco, Ba Huân, Saigon Coop, San Hà, Vingroup...) tham gia vào chuỗi.

 

Năm 2019 Bộ NN&PTNT ban hành 05 QCVN, hoàn thiện để công bố 49 TC (Trồng trọt: 01 Tiêu chuẩn, Phân bón: 04 Tiêu chuẩn và 01 Quy chuẩn, BVTV: 01 Tiêu chuẩn, Thuỷ sản: 01 Tiêu chuẩn và 04 Quy chuẩn, Lâm nghiệp: 08 Tiêu chuẩn, Thú y: 23 Tiêu chuẩn, 02 Tiêu chuẩn, Chăn nuôi: 03 Tiêu chuẩn, Thuỷ lợi, Phòng chống thiên tai: 04 Tiêu chuẩn).

Đến nay, ngành NN&PTNT có 1.101 TCVN và 217 QCVN, gồm các lĩnh vực thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ. Phục vụ kiểm tra chuyên ngành có 468 TCVN và 85 QCVN. Hoạt động đánh giá sự phù hợp: Hiện có 85 tổ chức thử nghiệm, 25 tổ chức chứng nhận và 02 tổ chức giám định đăng ký hoạt động ĐGSPH trong các lĩnh vực, đối tượng thuộc trách nhiệm của Bộ NN&PTNT.

 

Đẩy mạnh đổi mới sáng tạo giúp nâng cao năng suất chất lượng nông nghiệp Việt Nam(VietQ.vn) - Nếu như thuở trước nông nghiệp Việt vẫn còn được biết đến qua các từ manh mún, nhỏ lẻ, lạc hậu… thì nay cách mạng công nghiệp 4.0 đã dần giúp ngành nông “khoác” trên mình bộ cánh mới bằng việc nâng cao năng suất chất lượng với bệ phóng đổi mới và sáng tạo.

 Hà Thanh

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang