Ngành Y với công tác bảo tồn và phát triển nguồn gen quý

author 10:19 23/08/2015

(VietQ.vn) - Nhiều năm qua, ngành Y đã thể hiện vai trò là cơ quan đầu ngành về chăm sóc sức khỏe người dân. Công nghệ khoa học kỹ thuật áp dụng có hiệu quả trong công tác ngành.

Sự kiện: Chuyên đề: NÂNG CAO NĂNG SUẤT CHẤT LƯỢNG

Bảo tồn và phát triển khai thác nguồn gen

Đã xây dựng được hệ thống và mạng lưới bảo tồn nguồn gen cây thuốc với sự tham gia của 30 cơ quan, tổ chức trong và ngoài ngành Y tế, các viện, trường và các doanh nghiệp. Điều tra cơ bản cây thuốc của trên 20 dân tộc khác nhau và xây dựng được danh mục 3.948 loài cây, con và nấm làm thuốc ở Việt Nam.

Ngoài ra, ngành Y bước đầu xây dựng được hệ thống bảo tồn nguyên vị, gồm 30 vườn quốc gia, 60 khu bảo tồn thiên nhiên, 38 khu bảo vệ cảnh quan với tổng diện tích hơn 2,4 triệu ha, đã bao phủ được khoảng 90% số loài có trong sách đỏ Việt Nam.

Không những thế, đã xây dựng được hệ thống bảo tồn chuyển vị, lập danh mục và lưu giữ 730 loài cây thuốc cần bảo tồn theo 4 cấp độ. Bổ sung danh mục các cây thuốc có nguy cơ tiệt chủng vào sách đỏ Việt Nam; đánh giá và xây dựng cơ sở dữ liệu các cây thuốc trong hệ thống bảo tồn; đánh giá khả năng lưu giữ trong kho lạnh của 150 loài cây thuốc.

Ngành Y cũng đang thử nghiệm mô hình bảo tồn dựa vào cộng đồng và bảo tồn thông qua phát triển và thương mại hóa. Bước đầu nghiên cứu khai thác nguồn gen cây thuốc có giá trị kinh tế cao nhằm phát triển nguồn nguyên liệu cung cấp cho công nghiệp dược.

Thông qua hoạt động bảo tồn và lưu giữ: Bước đầu đã đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho nhiệm vụ bảo tồn cây thuốc ở Việt Nam. Đã được xác lập, duy trì và phát triển hợp tác quốc tế với các nước trong khu vực (Trung Quốc, Thái Lan, Hàn Quốc, Malaysia) và trên thế giới (Mỹ, Anh, Australia). Xuất bản được 5 đầu sách về phương pháp nghiên cứu và kinh nghiệm bảo tồn nguồn tài nguyên cây thuốc.

Ngành Y với công tác bảo tồn và phát triển nguồn gen quý

Ngành Y và công tác bảo tồn và phát triển nguồn gen quý

Công tác nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm

Công tác xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia được triển khai đồng bộ trên các lĩnh vực dược, an toàn vệ sinh thực phẩm, trang thiết bị y tế và các dịch vụ y tế đã góp phần chuẩn hoá, nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ theo hướng hài hoà quốc tế. Sản phẩm đặc biệt là Dược điển Việt Nam với gần 1500 tiêu chuẩn, được quốc tế công nhận và đánh giá cao.

Đảm bảo duy trì và nâng cao hiệu quả của cơ quan hoạt động hỏi đáp, 7 điểm hỏi đáp của hệ thống hàng rào kỹ thuật trong thương mại ngành y tế. Hướng tới hòa hợp quốc tế về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và bảo vệ quyền lợi chính đáng của doanh nghiệp cung cấp hàng hóa sản xuất trong nước.

Định hướng xây dựng và thực hiện chỉ tiêu 40% các doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm chủ lực của ngành xây dựng và thực hiện các dự án nâng cao năng suất chất lượng.

Lĩnh vực dược và trang thiết bị y tế

Nghiên cứu khai thác dược liệu và các bài thuốc cổ truyền được ưu tiên trong đầu tư nghiên cứu, phát triển, nhiều loại cây thuốc, bài thuốc được nghiên cứu hệ thống tạo sản phẩm có giá trị chữa bệnh với giá thành thấp: Cây thuốc Trinh nữ hoàng cung đã được nghiên cứu chứng minh tác dụng hỗ trợ điều trị ung thư và hiện đại hóa dạng thuốc viên Crila để lưu hành; Cây Thìa canh được nghiên cứu sản xuất sản phẩm diabetna hỗ trợ chữa đái tháo đường; Cây Thanh hao hoa vàng tiếp tục được nghiên cứu chọn lọc giống cho hàm lượng Artemisinin cao, sản phẩm Artemisinin; Cây Thông đỏ được nghiên cứu trồng, chọn lọc giống và chiết xuất thành công các hoạt chất chữa ung thư với hàm lượng cao.

Công nghệ tổng hợp, bán tổng hợp đã được triển khai tiếp cận trình độ các nước tiên tiến, tạo ra các sản phẩm có giá thành thấp, cạnh tranh được với sản phẩm nhập ngoại: Sản phẩm Fluoraphin (5FU) được nghiên cứu tổng hợp điều trị ung thư thành công; Sản phẩm Artemissinat được nghiên cứu bán tổng hợp từ Artemisinin đã xuất khẩu đi một số nước.

Một số công nghệ bào chế mới, hiện đại đã được nghiên cứu áp dụng vào sản xuất công nghiệp dược: Công nghệ đông khô, công nghệ sinh khối tế bào, công nghệ chiết xuất siêu tới hạn. Các dạng bào chế hiện đại đang được nghiên cứu bước đầu nhằm tăng hiệu quả điều trị, cạnh tranh với thuốc nhập ngoại như: vi nang, vi cầu, liposome, nano, thuốc giải phóng kéo dài,…

Nghiên cứu về trang thiết bị y tế giai đoạn 2006-2010 tập trung chủ yếu làm chủ công nghệ sản xuất các thiết bị y tế đơn giản phù hợp với trình độ công nghệ hiện tại, đồng thời tiếp cận làm chủ các công nghệ tiến tiến sản xuất các trang thiết bị y tế hiện đại.

 

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang