Nghệ nhân làng nghề truyền thống là báu vật nhân văn quốc gia

author 11:41 13/12/2014

(VietQ.vn) - Quỹ Văn hoá Hà Nội cùng Công ty Tiếp thị Làn sóng mới và Hệ thống tiếp thị “độc nhất vô nhị” (Dự án 1102 - www.1102.net.vn) tổ chức buổi toạ đàm “Giải pháp tiếp thị số về văn hóa, du lịch và tác phẩm tiêu biểu của nghệ nhân thủ công mỹ nghệ”.

Đây là hoạt động nhằm bảo vệ và tôn vinh giá trị nhân văn mà các nghệ nhân và thợ giỏi lành nghề của nhiều làng nghề thủ công mỹ nghệ cả nước tại thủ đô Hà Nội.

Tham gia tại buổi toạ đàm gồm: Ông Nguyễn Khắc Lợi - Phó giám đốc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Hà Nội, GS.TS Lê Hồng Lý - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Văn hoá thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, TS Nguyễn Tiến Đông - Viện Khảo cổ học và 39 nghệ nhân trên địa bàn Thủ đô Hà Nội.

Tại buổi toạ đàm, Ban Tổ chức đã giới thiệu nhiều giải pháp hỗ trợ các làng nghề, các nghệ nhân và những thợ giỏi thủ công mỹ nghệ xây dựng và bảo vệ “thương hiệu số” trên mạng internet toàn cầu. Bên cạnh đó phát triển hoạt động du lịch văn hoá của các làng nghề truyền thống, đưa các nét văn hoá tiêu biểu của các làng nghề, các nghệ nhân lên không gian số. 

GS.TS Lê Hồng Lý - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Văn hoá thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam chia sẻ tại buổi tọa đàm.

GS.TS Lê Hồng Lý - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Văn hoá thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam chia sẻ tại buổi tọa đàm. Anh: T.M

Nhiều nghệ nhân tiêu biểu của Thủ đô đã chia sẻ những thông tin về thực trạng của từng làng nghề, từng cơ sở sản xuất kinh doanh, bên cạnh đó đã ký kết hợp tác với Dự án 1102 phối hợp thực hiện các giải pháp để thích ứng với sự phát triển bùng nổ của thương mại điện tử trong thời gian tới.

Đã có 33 trong số 39 nghệ nhân tiêu biểu của nhiều làng nghề truyền thống trên địa bàn Thủ đô được chọn và mời tham gia Hội đồng thẩm định cao cấp của Dự án 1102 với vai trò thẩm định những tác phẩm thủ công mỹ nghệ nhằm bảo tồn và phát huy được những giá trị văn hoá đặc trưng, tạo dựng được uy tín, thương hiệu đối với khách du lịch quốc tế và thị trường xuất khẩu.

33 trong số 39 nghệ nhân tiêu biểu trên địa bàn Thủ đô được chọn và mời tham gia Hội đồng thẩm định cao cấp của Dự án 1102.

33 trong số 39 nghệ nhân tiêu biểu trên địa bàn Thủ đô được chọn và mời tham gia Hội đồng thẩm định cao cấp của Dự án 1102. Ảnh: T.M

Phần lớn thời gian của buổi tọa đàm, đại diện Quỹ Văn hoá Hà Nội và Công ty Tiếp thị Làn sóng mới đã giới thiệu các công việc hỗ trợ của Dự án 1102, đặc biệt thúc đẩy ứng dụng công nghệ thông tin nhằm hỗ trợ phát triển hoạt động tiếp thị riêng biệt cho ngành hàng thủ công mỹ nghệ và dịch vụ du lịch văn hoá làng nghề.

Theo kế hoạch của Dự án 1102, nhiều các chuyên gia trong lĩnh vực truyền thông, marketing số, các nghệ nhân dân gian cùng các nhà quản lý văn hoá - du lịch của nhiều tổ chức hiệp hội sẽ hỗ trợ nhiều giải pháp để đẩy mạnh các hoạt động tiếp thị “thương hiệu số”, “nhân hiệu số” trong hoạt động thương mại điện tử đối với các sản phẩm thủ công mỹ nghệ và phát triển hoạt động du lịch văn hoá làng nghề tại thủ đô Hà Nội cũng như trên toàn quốc.

Được biết, trước đó Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chương trình phát triển thương mại điện tử quốc gia giai đoạn 2014 - 2020 theo quyết định 689/QĐ-TTg ngày 11/5/2014, với mục tiêu “…triển khai các giải pháp, hoạt động hỗ trợ phát triển hoạt động thương mại điện tử ở Việt Nam, đưa thương mại điện tử trở thành hoạt động phổ biến, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp và năng lực cạnh tranh quốc gia…”.

Hiện nay, Việt Nam có trên ba ngàn làng nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống được phân bổ trên cả nước với hàng ngàn các nghệ nhân và thợ giỏi lành nghề. Nhiều chuyên gia văn hoá trong nước và quốc tế đánh giá đó tài sản quý báu của cả dân tộc, là hiện thân của sự kết tinh và bảo tồn các giá trị văn hoá của người Việt trải qua hàng ngàn năm lịch sử.

Trần Minh

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang