Cách sơ cứu nhanh khi trẻ ăn, uống nhầm hóa chất

author 17:00 24/07/2015

(VietQ.vn) - Trong vòng 2 năm trở lại đây, các trường hợp nhập viện do ngộ độc thực phẩm, chất tẩy rửa, chất ăn mòn có xu hướng gia tăng. Việc phát hiện, sơ cứu kịp thời cho trẻ để tránh hậu quả đáng tiếc rất quan trọng.

Theo thống kê của Khoa Tiêu hóa- Bệnh viện Nhi Trung ương, 2 năm trở lại đây, các trường hợp nhập viện do ngộ độc thực phẩm, chất tẩy rửa, chất ăn mòn có xu hướng gia tăng. Mới đây nhất là vụ việc 4 học sinh mầm non phải nhập viện do ăn nhầm bột thông cống vào 17/7 ở Hưng Yên. Nguyên nhân chủ yếu khiến trẻ uống nhầm hóa chất là do sự bất cẩn của người lớn.  Việc phát hiện, sơ cứu đúng, kịp thời cho trẻ khi bị ngộ độc hóa chất để tránh những hậu quả đáng tiếc rất quan trọng.

Biểu hiện khi trẻ uống nhầm hóa chất

Hóa chất trẻ uống nhầm phổ biến là xăng, dầu hỏa, dung dịch cọ rửa, axít, chất diệt cỏ.... Trẻ uống nhầm hóa chất thường có một số biểu hiện như: ho sặc sụa, cơ thể tím tái, hơi thở có mùi hóa chất... Ngoài ra, có thể có vết bỏng quanh vùng miệng tái nhợt do bé đã nuốt phải một loại chất độc ăn mòn. ... Ngoài ra, có thể có vết bỏng quanh vùng miệng tái nhợt do trẻ đã nuốt phải một loại chất độc ăn mòn.

Trẻ ngộ độc hóa chất chủ yếu là do sự bất cẩn của người lớn

Ngộ độc hóa chất thông cống khiến 4 trẻ mầm non nhập viện

Những hóa chất thuộc nhóm bay hơi như xăng dầu, acetone... khi uống phải sẽ gây nên tình trạng hít vào phổi gây suy hô hấp cấp tính, tổn thương phổi rất nặng, thậm chí là tử vong. Trường hợp nhẹ, sớm được phát hiện và điều trị thì tổn thương chỉ ở mức độ viêm, đỏ, đau. Trường hợp nặng thì gây trợt, loét nông, loét sâu thậm chí là hoại tử nặng. Tổn thương còn tùy theo loại hóa chất, nồng độ hóa chất, thời gian và liều lượng mà trẻ nuốt hoặc ăn phải. Khi trẻ ăn, nuốt, uống phải các hóa chất có tính ăn mòn thì việc đầu tiên là cần xử lý ban đầu sớm để tránh tổn thương sâ

Sơ cứu khi trẻ ăn nhầm hóa chất

Việc đầu tiên khi bắt gặp người uống nhầm thuốc, hoá chất là cần phải bình tĩnh, tránh hoảng loạn để xử lý được chính xác. Cần tìm hiểu xem nạn nhân đã uống nhầm loại gì, với lượng bao nhiêu. Bởi từng loại thuốc, hóa chất sẽ gây nên biểu hiện lâm sàng và cách xử trí khác nhau. Ví dụ như với các hóa chất bay hơi, dung dịch tẩy rửa gây ăn mòn mạnh như: Axit, bazơ hoặc xăng dầu… người lớn không được gây nôn cho trẻ. Nếu gây nôn, khi hóa chất được đưa ra ngoài cũng là lúc hơi hóa chất có cơ hội tràn vào khí quản lần nữa làm tăng mức độ ngộ độc, gây bỏng thực quản. Trẻ dễ bị viêm phổi là do hơi của các hóa chất này xâm nhập đường hô hấp.

Sơ cứu kịp thời khi trẻ bị ngộ độc hóa chất giúp đảm bảo sức khỏe các em
Sơ cứu kịp thời khi trẻ bị ngộ độc hóa chất giúp tránh hậu quả đáng tiếc

Xử trí ban đầu tốt nhất là cho trẻ dùng nước muối loãng súc miệng, nếu trẻ nhỏ thì lau rửa miệng. Lau rửa nhiều làm nồng độ axit thấp đi tại chỗ, tránh tổn thương lan rộng. Bởi vì khi gặp trường hợp trên mà sơ cứu không tốt sẽ khiến người bệnh càng đau đớn hơn, để lại di chứng hoặc nguy hiểm đến tính mạng. Trước khi tới viện, có thể cho trẻ uống vài ngụm nước lọc nếu hóa chất gây bỏng rát trong cổ họng. Cho trẻ uống từ từ nhằm tránh sặc nước khiến tình hình nghiêm trọng hơn. Sau sơ cứu, cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để tiếp tục được cấp cứu, giải độc.

Để phòng tránh hậu quả của việc uống nhầm hóa chất cần để các loại thuốc, hóa chất xa tầm tay của trẻ. Tốt nhất là để ở những hộp riêng, có khóa, không để trẻ em lấy được. Không nên đựng hóa chất trong vỏ chai đựng nước uống như lavie, vital… nhằm tránh các nhầm lẫn có thể xảy ra. Tránh tái sử dụng những chai nhựa màu, vỏ đục, khó quan sát màu sắc của chất bên trong để đựng hóa chất. Không đựng các đồ uống vào các chai lọ vốn là bao bì đựng hóa chất. Không để chung thuốc uống với những thuốc khử khuẩn, dùng ngoài. 

Phương Khanh (T/h)

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang