Ngộ độc ngày tết: Cách sơ cứu đơn giản nhất cần biết

authorTrần Thanh 15:53 23/01/2017

(VietQ.vn) - Ngộ độc ngày tết đang có xu hướng gia tăng bởi thời tiết, sự giao mùa và chế độ ăn uống không khoa học của người Việt.

Sự kiện: Tết Nguyên đán

Theo PLO, một số kiến thức sơ cấp cứu các loại ngộ độc rất hữu ích được ông Nguyễn Anh Tuấn, Trưởng phòng Huấn luyện sơ cấp cứu thuộc Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, cung cấp cho bạn đọc.

Ngộ độc là tình trạng chất độc vào cơ thể với liều lượng đủ có thể gây tổn thương nhanh hoặc lâu dài. Có hai loại ngộ độc:

 + Ngộ độc cấp: Chất độc khi xâm nhập cơ thể gây ảnh hưởng nhanh đến sức khỏe. Ví dụ: ngộ độc thức ăn, ngộ độc thuốc…

 + Ngộ độc mãn: Chất độc ảnh hưởng chậm và lâu dài đến sức khỏe. Ví dụ: Ngộ độc thuốc lá, rượu, nguồn nước…

Các hình thức xâm nhập chất độc vào cơ thể:

 1- Qua đường tiêu hóa.

2- Qua đường hô hấp.

3- Qua da, niêm mạc.

4- Qua đường máu.

Ngộ độc qua đường tiêu hóa:

Dấu hiệu nhận biết:

- Đau bụng, nôn, buồn nôn.

- Tiêu chảy.

- Dấu hiệu toàn thân: Đau đầu, da nổi mẩn đỏ, lưỡi sưng to, khó thở, lơ mơ hoặc bất tỉnh…

Sơ cứu các trường hợp bị ngộ độc trong ngày Tết - ảnh 1

Nhân viên y tế đang chăm sóc một bệnh nhân uống thuốc trừ sâu

Nguyên nhân:

- Ngộ độc thức ăn, ngộ độc nấm, lá ngón, cá nóc, sứa...

- Uống hóa chất: Thuốc trừ sâu, bả chuột, chất tẩy rửa, dầu hôi, acid…

- Uống thuốc quá liều: Thuốc giảm đau, thuốc an thần, thuốc ngủ, thuốc sốt rét, thuốc trợ tim…

Xử trí:

-         Gây nôn.

-         Uống than hoạt, nước.

-         Nếu nạn nhân bất tỉnh còn thở: Giữ thông đường thở.

-         Nếu nạn nhân bất tỉnh không thở: Tiến hành thổi ngạt kết hợp với ép tim ngoài lồng ngực (CPR – xem bài “5 bước sơ cứu nạn nhân bất tỉnh do chen lấn, chờ đợi”).

- Chuyển ngay cơ sở y tế.

Lưu ý: Không gây nôn trong trường hợp nạn nhân bị bỏng đường tiêu hóa do uống nhầm acid hoặc chất kiềm. Chỉ cho nạn nhân uống từng ngụm sữa hoặc nước.

Theo báo Phụ nữ, với trường hợp ngộ độc xảy ra sau khi ăn phải thức ăn gây độc sau 6h, lúc này chất độc đã bị hấp thu một phần vào cơ thể, thì cần xử trí bằng cách:

  • Dùng chất trung hòa: nếu người bị ngộ độc do những chất acid có thể dùng những chất kiềm chủ yếu như: nước xà phòng 1%, nước magie oxyt 4%, cứ cách 5 phút cho người bệnh uống 15ml. Tuy nhiên, tuyệt đối không được dùng thuốc muối để tránh hình thành C­­O2 làm thủng dạ dày cho bệnh nhân có tiền sử loét dạ dày. Nếu người bị ngộ độc do chất kiềm thì cho uống dung dịch acid nhẹ như: dấm, nước quả chua….
  • Dùng chất bảo vệ niêm mạc dạ dày như: dùng bột mì, bột gạo, sữa, lòng trắng trứng gà, nước cháo…để ngăn cản sự hấp thu của dạ dày, ruột đối với chất độc.
  • Dùng chất kết tủa: nếu bị ngộ độc kim loại (chì, thủy ngân…) có thể dùng lòng trắng trứng, sữa hoặc 4 – 10g natri sunfat.
  • Dùng chất giải độc: với người bị ngộ độc kim loại nặng, axit… có thể uống kết hợp với chất độc thành chất không độc như: uống hỗn hợp than bột, magie oxit.

Lưu ý: Đối với tất cả các trường hợp ngộ độc đều phải được đưa ngay tới cơ sở Y tế để được bác sỹ đưa ra phác đồ cấp cứu điều trị, phù hợp, kịp thời.

 

Trần Thanh (t/h)

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang