Ngoài vi rút A/H7N9, nguy cơ chủng virus gây 'chết người' khác sẽ vào Việt Nam

author 06:00 27/02/2017

(VietQ.vn) - Theo Bộ NN&PTNT, nếu chúng ta không có biện pháp phòng, dịch cúm vi rút A/H7N9 và các chủng vi rút có thể gây chết người khác sẽ xâm nhiễm qua biên giới vào Việt Nam.

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), chỉ trong 2 tháng đầu năm 2017, Trung Quốc đã ghi nhận 112 trường hợp người bị nhiễm cúm A/H7N9 ở 16 tỉnh thành, đặc biệt là những tỉnh phía nam giáp biên giới Việt Nam. Đây là một nguy cơ rất lớn nếu chúng ta không có biện pháp kịp thời và quyết liệt để ngăn chặn.

Mặc dù từ năm 2014 đến nay, do sự giúp đỡ của cộng đồng quốc tế cùng sự giám sát chặt chẽ của Việt Nam chưa phát hiện virus cúm A/H7N9 trên gia cầm. Cùng với đó, Bộ Y tế cũng đã giám sát chặt chẽ và chưa phát hiện cúm A/H5N9 trên người. Tuy nhiên, theo cảnh báo của các tổ chức y tế tuy chưa phát hiện virus cúm A/H7N9 cả trên người và trên gia cầm ở Việt Nam nhưng nguy cơ lây nhiễm là rất lớn.

Dịch cúm vi rút A/H7N9 đang hoành hành ở Trung Quốc và nguy cơ lớn sang Việt Nam. Ảnh minh họa

Dịch cúm vi rút A/H7N9 đang hoành hành ở Trung Quốc và nguy cơ lớn sang Việt Nam. Ảnh minh họa 

Trước thực trạng trên, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với tỉnh Lạng Sơn tổ chức hội nghị triển khai các biện pháp ngăn chặn chủng vi rút cúm A/H7N9 và các chủng virus khác xâm nhiễm qua biên giới nhằm đánh giá đúng thực trạng và đưa ra những giải pháp mạnh mẽ để kiểm soát tốt không để virus cúm A/H7N9 cũng như các virus khác có nguy cơ lây lan qua biên giới cũng như lây lan qua đường buôn lậu, nhập lậu gia cầm cũng như các sản phẩm gia cầm khác.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn Lý Vinh Quang cho biết tỉnh đã quyết liệt chỉ đạo các cơ quan ban ngành của tỉnh triển khai các biện pháp ngăn chặn dịch cúm lây lan như: Tăng cường lực lượng, đặc biệt là các đường mòn, lối mở và lập chốt để kiểm soát việc buôn lậu gia cầm 24/24 giờ tại khu vực biên giới; các trạm kiểm soát đã tăng cường trang thiết bị để kiểm tra.

Trong nội địa, tỉnh cũng tăng cường kiểm tra, kiểm soát các điểm chăn nuôi, chợ buôn bán gia cầm; tăng cường tuyên truyền nhân dân không buôn lậu gia cầm qua biên giới; phát động tháng vệ sinh, tiêu độc khử trùng… nhằm ngăn chặn hiệu quả chủng virus cúm A/H7N9 và các chủng virus khác xâm nhiễm qua biên giới.

Thận trọng với dịch cúm gia cầm đang có nguy cơ lan rộng(VietQ.vn) - Cúm gia cầm đang có nguy cơ phát sinh rất cao, đặc biệt trong giai đoạn thời tiết chuyển mùa ở miền Bắc và miền Trung và mưa lũ ở miền Nam.

Tại hội nghị, các đại biểu đã thống nhất đưa ra một số định hướng hoạt động trong công tác ngăn chặn vi rút cúm A/H7N9 và các chủng vi rút khác xâm nhiễm qua biên giới. Theo đó, các tỉnh biên giới chỉ đạo các đơn vị chức năng như Bộ đội Biên phòng, Hải quan, Công an, Quản lý thị thường… tổ chức kiểm soát chặt chẽ, ngăn chặn việc nhập lậu gia cầm, sản phẩm gia cầm, xử lý triệt để các đường dây vận chuyển, các vụ việc buôn lậu, vận chuyển trái phép gia cầm, sản phẩm gia cầm qua biên giới.

Các ngành chức năng, các địa phương cần phối hợp chặt chẽ với các cơ quan thông tấn, báo chí để cung cấp thông tin về tình hình dịch bệnh cúm gia cầm, thực hiện công tác truyền thông về nguy cơ của virus cúm A/H7N9, đảm bảo sức khỏe cho cộng đồng, hạn chế tác động tiêu cực đến nền kinh tế, nâng cao nhận thức của chính quyền và nhân dân về sự nguy hiểm của virus cúm A/H7N9; phối hợp chặt chẽ với các tổ chức quốc tế và các nước có liên quan để chia sẻ thông tin về tình hình dịch bệnh và các biện pháp phòng chống.

Liên quan tới dịch cúm gia cầm, một người dân ở Fayoum, Ai Cập đã tử vong do virus cúm gia cầm. Đây là trường hợp đầu tiên ở Ai Cập tử vong trong năm 2017 do nhiễm virus này. Được biết, người đàn ông 48 tuổi được xác định dương tính sau khi nhập viện trong tình trạng cảm lạnh và sốt. Tuy nhiên, người này đã tử vong sau đó. Các mẫu xét nghiệm máu được thực hiện với người nhà nạn nhân và những người khác mà người này tiếp xúc để kiểm soát dịch bệnh.

Thứ trưởng Bộ Y tế Ai Cập Moussa Soliman cho biết, người đàn ông này làm việc trong một trang trại vịt. Các quy định an toàn đã được thực hiện tại trại này để đảm bảo dịch bệnh không lây lan. Cúm gia cầm xuất hiện đầu tiên ở Ai Cập vào năm 2006, với hầu hết các trường hợp bùng phát ở khu vực nông thôn, nơi người dân nuôi gia cầm trong nhà do đó tăng khả năng tiếp xúc với virus.

An Dương

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang