Ngứa da nổi mề đay là do nhiễm giun sán?

author 20:23 08/06/2017

(VietQ.vn) - Khi bị nhiễm giun sán, lượng giun sán lớn hơn mức cho phép hoặc không thể thích nghi thì cơ thể mới có những biểu hiện rõ rệt.

Theo thống kê từ Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương, cứ 10 người Việt Nam thì có bảy, tám người bị nhiễm giun sán. Chúng ta thường cho rằng người sinh sống ở những thành phố lớn ít bị nhiễm giun sán hơn ở nông thôn nhưng thực tế không phải như vậy. Trong giới doanh nhân và dân văn phòng, phở tái, gỏi cá.. là những thực phẩm không hề xa lạ nhưng rất ít người quan tâm đến việc mầm giun sán rất phổ biến trong thức ăn tái sống.

Ngứa da nổi mề đay là do nhiễm giun sán?
Mầm giun sán rất phổ biến trong thức ăn tái sống. Ảnh ST

Các loại bệnh giun sán hay gặp ở Việt Nam là sán lá gan lớn, giun đầu gai, giun lươn, giun đũa chó/mèo (sán chó), amíp, sán máng, sán gạo heo và sán lá phổi (Paragonimus).

Bình thường, chúng ta có thể "chung sống hòa bình" với giun sán khi cơ thể đã thích nghi với sự tồn tại của chúng. Nhưng khi lượng giun sán lớn hơn mức cho phép hoặc không thể thích nghi thì cơ thể mới có những biểu hiện rõ rệt. 

Ngứa da nổi mề đay là do nhiễm giun sán?

Rợn người giun sán chuyển động dưới da. Ảnh ST 

Triệu chứng nhiễm giun sán ít ngờ nhất

Nhiều người cho rằng ngứa, nổi mề đay là do cơ thể dị ứng với các tác nhân như thực phẩm, bụi, hóa chất... Tuy nhiên, một trong những nguyên nhân gây ngứa da có thể là do mắc bệnh ký sinh trùng giun sán, đặc biệt là bệnh sán chó. Đây là một nguyên nhân khó nhận biết bằng những cách đơn thuần mà chỉ khi thực hiện xét nghiệm tình trạng nhiễm giun sán mới có thể phát hiện được.

Khi xâm nhập vào cơ thể người, giun sán không phát triển ngay thành những con giun nhỏ mà tiếp tục tồn tại dưới dạng ấu trùng, hình thành những khối u di chuyển được trong da và mô mềm, thường xuất hiện ở mặt, mu bàn tay, lưng, mông, bụng… Khối u này dần chuyển thành một nốt nhỏ hoặc một khối phù nề, gây ra những tổn thương đối với hệ thần kinh trung ương như làm rối loạn tri giác, liệt nửa người, hôn mê.

Ngoài ra, ấu trùng còn có thể di chuyển vào nội tạng như gan, phổi, gây đau bụng, ho, đau ngực, khó thở. Nếu chúng di chuyển vào mắt thì sẽ gây xuất huyết, giảm thị lực, dẫn đến mù lòa. Còn khi chúng chui vào hốc tai, hốc mũi sẽ gây ra hiện tượng nhức tai, viêm mũi.

Ngứa da nổi mề đay là do nhiễm giun sán?

 Ngứa da, nổi mề đay là biểu hiện của nhiễm giun sán. Ảnh ST

Mỗi loại giun sán sẽ gây một sức tàn phá khác nhau trong cơ thể. Biểu hiện rõ ràng dễ nhận thấy nhất khi bị giun sán là ngứa da.

Nguyên nhân bị ngứa khi nhiễm giun sán là do chất thải tiết của chúng có trong máu người và cơ thể chúng ta nhận biết chất thải tiết đó là kháng nguyên lạ. Từ đó, cơ thể sẽ sinh kháng thể chống lại dị nguyên này khiến cho người bị nhiễm giun sán trong máu rất ngứa, nhiều người gãi mà không thể hết ngứa.

Các triệu chứng thường gặp do nhiễm giun sán

Ngứa da nổi mề đay là do nhiễm giun sán? 1. Xuất hiện các vấn đề tiêu hóa

Khi giun sán trú ngụ trong đường ruột sẽ phá hủy niêm mạc đường ruột, dẫn đến tiêu chảy, đầy bụng, buồn nôn, táo bón và nhiều vấn đề khác.

2. Đau bụng

Giun sán kích thích viêm đường ruột, tạo ra cảm giác đau đớn và ngăn chặn sự bài tiết của phân gây ra đau bụng.

3. Ngứa hậu môn

Ngứa da nổi mề đay là do nhiễm giun sán?

 Ngứa hậu môn là biểu hiện của nhiễm giun sán. Ảnh ST

Hiện tượng ngứa hậu môn thường xuất hiện là do vào buổi tối, giun kim sẽ đi xung quanh hậu môn để đẻ trứng, gây kích thích vùng hậu môn. Nếu việc ngứa hậu môn kéo dài, bạn nên đi khám bác sĩ.

4. Mệt mỏi

Các chất dinh dưỡng quan trọng lúc này sẽ dành để "nuôi" ký sinh trùng khiến bạn sẽ rơi vào trạng thái mệt mỏi, buồn ngủ, yếu ớt xanh xao.

5. Nghiến răng

Khi ký sinh trùng di chuyển hoặc thải độc tố, chúng sẽ tác động lên thần kinh, gây ra hiện tượng nghiến răng. Hãy đi khám ngay để giải tỏa nghi ngờ.

Xổ giun định kỳ chỉ có tác dụng với giun ở đường ruột

Phần lớn nhiều người vẫn nghĩ tẩy giun định kỳ 6 tháng một lần trước khi ăn là có thể diệt được giun nhưng thực tế, giun vẫn có thể tiếp tục tồn tại vì trứng giun thì vẫn tiếp tục nở. Để triệt diệt triệt để, 2 tuần sau khi uống thuốc tẩy giun nên uống thêm 2 viên tiếp theo để số giun vừa nở có thể được tiêu diệt hoàn toàn.

Hơn nữa, biện pháp xổ giun định kỳ sáu tháng một lần chỉ có tác dụng loại trừ các loại giun ký sinh ở ruột, còn đối với những loại giun xoắn, giun lươn, sán chó, sán lá gan, sán lá phổi, sán dãy heo, sán dãy bò… cần được tẩy phương pháp có sự giám sát của nhân viên y tế.

Ngứa da nổi mề đay là do nhiễm giun sán?

Biện pháp phòng tránh giun sán tốt nhất chính là ăn chín, uống sôi, vệ sinh sạch sẽ. Ảnh ST 

 Dũng Linh (T/h)

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang