Ngừng ngay việc mang điện thoại vào nhà vệ sinh nếu không muốn ‘chết sớm’

authorHòa Lê 14:00 24/02/2018

(VietQ.vn) - Theo Bệnh viện Mayo, điện thoại cũng có thể chứa các vi khuẩn như E. coli, campylobacter và shigella, tất cả đều gây ngộ độc thực phẩm.

Nhiều người thích mang điện thoại vào nhà vệ sinh, phòng tắm để có không gian riêng tư. Một số người thì mang vào để tạo niềm vui hoặc đơn giản là không nhàm chán trong quá trình đi vệ sinh. Nhưng dù đã nhiều lần cảnh báo thì việc mang điện thoại vào nhà vệ sinh vẫn rất phổ biến. Theo một nghiên cứu tiến hành trong năm 2017 cho thấy có khoảng 75% số người mang điện thoại vào nhà vệ sinh thì có đến 74% có dấu hiệu mắc các bệnh lý về đường ruột, hậu môn, hệ tiêu hóa… rất nguy hiểm và 1% bị chấn thương phần cứng do một số tình huống đặc biệt xảy ra.

Ngừng ngay việc mang điện thoại vào nhà vệ sinh nếu không muốn ‘chết sớm’

 Mang theo điện thoại vào nhà vệ sinh là điều cần tránh. Ảnh minh họa

Trong nhà vệ sinh, bạn sẽ chạm vào những bề mặt mà nhiều người khác đã chạm vào, thường là sau khi bàn tay của họ đã ở gần những phần cơ thể “bẩn” nhất. Điều này làm tăng khả năng bạn sẽ nhận được mầm bệnh từ người khác và chuyển chúng sang điện thoại của bạn.

Thêm vào đó, mỗi lần bạn xả bồn cầu mà không đậy nắp, các hạt bụi nước chứa vi trùng sẽ bắn tung tóe vào trong không khí. Sau đó những vi trùng này có thể “hạ cánh” lên các bề mặt trong phòng tắm. Đặt điện thoại lên bất kỳ bề mặt nào trong số này đều khiến điện thoại bị bẩn.

Hậu quả cuối cùng là việc đưa điện thoại lên mặt cũng có thể mang theo những mầm bệnh của người khác và “tàn dư” của nhà vệ sinh.

Máy bay MH370 mất tích: Trục vớt trong điều kiện khắc nghiệt 'khủng khiếp' nếu phát hiện(VietQ.vn) - Các nhà tìm kiếm tin rằng MH370 của hãng hàng không Malaysia mất tích bí ẩn suốt 04 năm qua sẽ được tìm thấy, bất chấp bóng đêm đại dương, áp lực nước và băng giá đang chờ họ.

Tuy nhiên, trước khi định vứt máy vào thùng rác, cần nhớ rằng những thứ đáng sợ bám trên chiếc điện thoại không đồng nghĩa với việc chắc chắn bạn sẽ bị bệnh. Hẳn là thế rồi, nếu không thì các “tín đồ công nghệ” sẽ bị ốm suốt ngày mất. Nhưng những môi trường bẩn hơn, như phòng tắm, thường có nhiều khả năng ẩn chứa các vi trùng có thể khiến bạn bị ốm. Tại sao vậy?

Lý do khiến bạn có bị ốm khi phơi nhiễm với các tác nhân gây bệnh hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Như bạn có hay chạm vào điện thoại, các bề mặt khác, mặt của bạn hay không, cùng với những hành vi khác sẽ ảnh hưởng đến nguy cơ phơi nhiễm. Khả năng miễn dịch, thói quen rửa tay, và việc có thường xuyên vệ sinh chiếc điện thoại hay không...

Phần lớn những người có thói quen mang điện thoại vào nhà vệ sinh thừa nhận rằng, việc dùng điện thoại khiến họ ngồi lại ở nhà vệ sinh lâu hơn bình thường. Bởi chiếc điện thoại khiến họ xao nhãng công việc chính, quên đi thời gian và ngồi lỳ ở nhà vệ sinh trong khoảng thời gian dài. Việc ngồi trong tư thế không có phần đỡ ở hậu môn làm tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ lên gấp nhiều lần. Chưa kể vì chiếc điện thoại làm bạn quên đi nhiệm vụ chính mà chứng táo bón cũng thường gặp và nghiêm trọng hơn. Không chỉ thế, việc ngồi lâu trên bồn cầu cũng sẽ gây ứ máu trong khoang chậu, sưng tĩnh mạch hậu môn, chảy máu hậu môn.

Ngừng ngay việc mang điện thoại vào nhà vệ sinh nếu không muốn ‘chết sớm’

 Nhiều dùng điện thoại trong nhà vệ sinh lâu khi đứng dậy sẽ bị choáng váng đầu óc. Ảnh minh họa

Ngồi lâu quá dài khiến cho máu lưu thông xuống phía dưới, làm cho não thiếu máu. Thậm chí, có người ngồi lâu khi đứng dậy sẽ bị choáng váng đầu óc. Ngoài ra thay đổi tư thế đột ngột sẽ khiến máu lưu thông bị thay đổi gây nên tình trạng run chân ở một số người.

Phòng tắm trông bề ngoài thì có vẻ sạch sẽ nhưng thực tế lại ẩn chứa vô số vi khuẩn gây bệnh ở khắp mọi nơi. Khi mang điện thoại vào trong đó thì việc nó tiếp xúc với các vi khuẩn gây hại là điều khó tránh khỏi, và nó là nguyên nhân chính dẫn tới tiêu chảy khi chúng ta sau đó lại dùng tay để chế biến thực phẩm. Ngoài ra, việc ngồi quá lâu trong nhà vệ sinh cũng giúp các vi khuẩn có nhiều thơi gian hơn để xâm nhập vào cơ thể qua các con đường khác nhau, đặc biệt là đường hô hấp.

Hòa Lê (T/h)

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang