Người Hà Nội thả cá vàng tiễn ông Công, ông Táo

author 17:34 02/02/2013

(VietQ.vn) - Ra sông, hồ, ao… thả cá chép tiễn ông Công, ông Táo lên chầu trời là phong tục truyền thống của người Việt dịp 23 tháng chạp (tết ông Công, ông Táo) hàng năm.

Tại các hồ Hà Nội như Hồ Tây, Thủ Lệ, Ngọc Khánh, hồ chùa Láng… nhiều người dân tới thả cá vàng để làm phương tiện đưa ông Công, ông Táo lên chầu trời.

Người dân thường chọn các hồ gần nhà hoặc hồ sạch để thả cá vàng, hóa vàng hoặc thả tro sau khi hóa vàng xuống hồ. Ai cũng hi vọng sau một năm kinh tế khó khăn, năm mới sẽ “mát mẻ”, làm ăn phát tài phát lộc hơn. Người đến thả cá cũng đầy đủ lứa tuổi, từ những em bé đi theo bố mẹ, học sinh – sinh viên, người đi làm cho tới các cụ già. Cá được đựng trong các dụng cụ khác nhau: thau chậu, khay nhựa, xô thùng và nhiều nhất vẫn là túi nilon.

PV Chất lượng Việt Nam ghi lại một số hình ảnh về không khí thả cá vàng tại các hồ Hà Nội.

Những chú cá vàng được người dân mang đi thả để ông Công ông Táo có phương tiện lên chầu trời
Những chú cá vàng được người dân mang đi thả để ông Công, ông Táo có "phương tiện" lên chầu trời

 

Sau nhiều năm du học ở nước ngoài, đây là lần đầu tiên Giang Thành Lộc (19 tuổi, Trung Yên, Cầu Giấy) đi thả cá chép vàng. Lộc chọn hồ Ngọc Khánh vì được mẹ thông tin rằng nước hồ này khá sạch nên khi thả xuống cá có thể sống khỏe. Nếu thả ở các hồ bẩn, cá chưa kịp lên trời thì đã chết vì nguồn nước ô nhiễm.
Sau nhiều năm du học ở nước ngoài, đây là lần đầu tiên Giang Thành Lộc (19 tuổi, Trung Yên, Cầu Giấy) đi thả cá chép vàng. Lộc chọn hồ Ngọc Khánh vì được mẹ thông tin nước hồ này khá sạch. Cá thả ở đây sẽ sống khỏe mạnh. Nếu thả ở các hồ bẩn, cá có thể "chầu trời" trước khi kịp đưa ông Công, ông Táo
Theo đúng truyền thống hàng năm, anh Ngô Văn Thịnh (40 tuổi, Đội Cấn) lại dẫn con đi thả cá. Lũ trẻ rất háo hức khi được tự tay thả cá vàng xuống hồ.
Theo đúng truyền thống hàng năm, anh Ngô Văn Thịnh (40 tuổi, Đội Cấn) lại dẫn con đi thả cá. Lũ trẻ rất háo hức khi được tự tay thả cá vàng xuống hồ

 

Người đàn ông này năm nao cũng thay mặt cả nhà xách xô cá đi thả ở hồ Tây
Người đàn ông này năm nao cũng thay mặt cả nhà xách xô cá đi thả ở hồ Tây

 

Có những lúc, từng tốp phải đợi phiên nhau để thả cá
Có những lúc, từng tốp phải đợi đến phiên để thả cá xuống hồ

 

Người bố này mang theo cả cậu con trai đi thả cá
Người bố này mang theo cả cậu con trai đi thả cá

 

Anh cho rằng thả cá là một việc làm mang ý nghĩa nhân văn, giúp phóng sinh, giải thoát cho cá khỏi cảnh “cá chậu, chim lồng” về với môi trường tự nhiên. Cho con trai đi cùng cũng là cách giáo dục để cậu bé trở thành người tốt, có ích cho xã hội
Anh cho rằng thả cá là một việc làm mang ý nghĩa nhân văn, giúp phóng sinh, giải thoát cho cá khỏi cảnh “cá chậu, chim lồng”. Cho con trai đi cùng cũng là cách giáo dục để cậu bé trở thành người tốt, có ích cho xã hội

 

Trước khi thả cá, nhiều chị em cầu khấn rất nhiều điều
Trước khi thả cá, nhiều chị em cầu khấn rất nhiều điều

 

Để rồi những chú cá vàng khi chở ông Công ông Táo lên chầu trời sẽ giúp họ truyền tải mong muốn, nguyện vọng đến với Ngọc Hoàng
Để rồi những chú cá vàng khi chở ông Công, ông Táo lên chầu trời sẽ giúp họ truyền tải mong muốn, nguyện vọng đến với Ngọc Hoàng

 

Đây là một phong tục đẹp trong văn hóa truyền thống của người Việt Nam.
Đây là phong tục đẹp trong văn hóa truyền thống của người Việt Nam

 

Nhưng không phải ai cũng biết cách bảo vệ môi trường. Túi bóng sau khi thả cá và tro hóa vàng có thể khiến nguồn nước tại các hồ bị ô nhiễm. Người dân nên Đó cũng chính là một hành động thiết thực góp phần bảo vệ môi trường, bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, gìn giữ những nét đẹp của tết Việt.
Nhưng không phải ai cũng biết cách bảo vệ môi trường. Túi bóng sau khi thả cá và tro hóa vàng có thể khiến nguồn nước tại các hồ bị ô nhiễm. Người dân nên có ý thức hơn để vừa giữ các hồ sạch đẹp, vừa bảo tồn, phát huy bản sắc của Tết ông Công, ông Táo

 

Bài và ảnh Thanh Thu

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang