Người nghèo ở Việt Nam sang Hàn Quốc kiếm 20 triệu đồng mỗi tháng

author 06:15 21/01/2015

(VietQ.vn) - Trung bình thu nhập khoảng từ 5-7 triệu đồng/ tháng ở thị trường Malaysia, 6,5-7,5 triệu đồng/tháng ở thị trường Lybia, Ả rập xê út, Ma Cao….

Sự kiện: Chuyên đề: NÂNG CAO NĂNG SUẤT CHẤT LƯỢNG

Đánh giá về những kết quả đạt được sau 5 năm thực hiện Quyết định 71 của Thủ tướng Chính phủ về XKLĐ tại các huyện nghèo, Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền cho biết, sau khi Đề án được triển khai đã góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập và thực hiện giảm nghèo bền vững.

“Sau hơn 5 năm thực hiện đã khẳng định chủ trương đưa lao động các huyện nghèo đi làm việc ở nước ngoài là hoàn toàn đúng đắn và khả thi. Lao động các huyện nghèo có thể đến làm việc tại tất cả các thị trường, từ thị trường dễ tính đến thị trường có yêu cầu cao về chất lượng lao động như Nhật Bản, Hàn Quốc”, Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền vui mừng nói.

xuất khẩu lao động sang nhật bản

Người lao động các huyện nghèo đi làm việc ở nước ngoài đều có việc làm và thu nhập ổn định. Ảnh minh họa

Cũng theo Bộ trưởng, lần đầu tiên chúng ta đã đào tạo và đưa được một số lượng lớn lao động là người dân tộc ra nước ngoài làm việc. Cụ thể, đã có 18.500 lao động được tuyển chọn để đào tạo và gần 10.000 lao động đã được đưa đi làm việc tại các thị trường như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Malaysia, Ả rập Xê út... trong 95% là người nghèo và người dân tộc.

Người lao động các huyện nghèo đi làm việc đều có việc làm và thu nhập ổn định, trung bình khoảng từ 5-7 triệu đồng/ tháng ở thị trường Malaysia, 6,5-7,5 triệu đồng/tháng ở thị trường Lybia, UAE, Ả rập xê út, Ma Cao, 15-22 triệu đồng/tháng ở thị trường Hàn Quốc và Nhật Bản.

Đến nay, đã có nhiều lao động hoàn thành hợp đồng về nước và đã góp phần tích cực vào công cuộc xóa đói giảm nghèo của gia đình và địa phương, góp phần thay đổi và nâng cao nhận thức của NLĐ, thay đổi cơ cấu và nâng cao chất lượng nguồn lao động tại địa phương.

Trao đổi với phóng viên về những giải pháp nhằm tiếp tục nâng cao hiệu quả thực hiện Đề án Hỗ trợ các huyện nghèo đẩy mạnh XKLĐ, Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền cho biết: “Trong thời gian tới Bộ sẽ hoàn thiện cơ chế chính sách, sửa đổi một số nội dung trong Quyết định 71 và các văn bản hướng dẫn cho phù hợp với thực tế triển khai Đề án. Trước mắt, ưu tiên đơn giản hóa qui trình, thủ tục thực hiện hỗ trợ cho NLĐ và doanh nghiệp tham gia Đề án”.

Viết Cường


 

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang