Ngưỡng mộ tài năng 15 thành viên Tổ tư vấn của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc

author 11:21 30/07/2017

(VietQ.vn) - 15 thành viên tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng đều là những chuyên gia uy tín, trong đó một số người đang công tác, giảng dạy tại các trường đại học nước ngoài.

Theo thông tin trên báo Tuổi trẻ, theo bản danh sách vừa được công bố, người đứng đầu Tổ tư vấn này là Tiến sĩ Vũ Viết Ngoạn, người vừa rời khỏi nhiệm vụ Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính quốc gia. Ông Ngoạn trước đây là Tổng giám đốc Vietcombank.

Đáng chú ý trong bản danh sách này là có đến 5 chuyên gia là các giáo sư đang giảng dạy tại các trường đại học ở nước ngoài.

Người được biết đến khá nhiều cho các đóng góp về chính sách trong thời gian qua là Giáo sư Trần Văn Thọ, đại học Wasada ở Nhật Bản.

3 chuyên gia từ nước ngoài còn lại là tiến sĩ Trần Ngọc Anh, Đại học Indiana (Hoa Kỳ), giáo sư Vũ Minh Khương, Đại học Quốc gia Singapore, Giáo sư Nguyễn Đức Khương, Phó giám đốc, Trưởng khoa tài chính, Học viện quản lý và quản trị kinh doanh (Pháp).

 PGS.TS Trần Ngọc Anh trong một cuộc gặp với Thủ tướng. Ảnh: VGP

 PGS.TS Trần Ngọc Anh trong một cuộc gặp với Thủ tướng. Ảnh: VGP

Báo Tri thức trực tuyến thông tin, PGS. TS. Trần Ngọc Anh sinh năm 1973, có bằng thạc sĩ kinh tế tại Đại học New South Wales (Australia) và bằng tiến sĩ chính sách công tại trường Quản lý Nhà nước Kennedy, Đại học Harvard (Mỹ). Ông đang là giáo sư, nghiên cứu giảng dạy về các vấn đề như tính minh bạch, tham nhũng, phát triển kinh tế và mạng lưới chính trị của các nước đang phát triển tại Đại học Indiana (Mỹ).

GS. TS. Nguyễn Đức Khương sinh năm 1978 tại Sóc Sơn, Hà Nội, có học vị tiến sĩ ngành quản trị tài chính Đại học Grenoble (Pháp). Ông Khương là Phó giám đốc, Trưởng khoa tài chính, Học viện quản lý và quản trị kinh doanh (Pháp). GS. TS. Nguyễn Đức Khương từng là người Việt đầu tiên lọt top 10 chuyên gia kinh tế trẻ hàng đầu thế giới do dự án RePEc bầu chọn. Ông còn là Chủ tịch Hội các nhà khoa học và chuyên gia người Việt tại Pháp - AVSE, Chủ tịch Hội Tài chính quốc tế Việt Nam.

PGS. TS. Vũ Minh Khương sinh năm 1959, từng tốt nghiệp xuất sắc ngành toán tại Đại học quốc gia Hà Nội. Ông Khương có học vị thạc sĩ ngành quản trị kinh doanh, tiến sĩ về chính sách và kinh tế tại Đại học Havard (Mỹ). PGS. TS. Vũ Minh Khương thỉnh giảng những môn về kinh tế và chính sách tại nhiều đại học ở Mỹ và Nhật Bản. Từ tháng 7/2006, ông về dạy tại trường Chính sách công Lý Quang Diệu - Đại học Quốc gia Singapore.

Chuyên gia phản biện về các chính sách kinh tế khá nổi tiếng là tiến sĩ Vũ Thành Tự Anh. Ảnh: VietNamNet

Chuyên gia phản biện về các chính sách kinh tế khá nổi tiếng là tiến sĩ Vũ Thành Tự Anh. Ảnh: VietNamNet 

Trong danh sách, một chuyên gia phản biện về các chính sách kinh tế khá nổi tiếng là tiến sĩ Vũ Thành Tự Anh, Giám đốc nghiên cứu chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright, ngôi trường được ví là "Harvard Việt Nam"

Một gương mặt cũng được nhiều người kỳ vọng là ông Bùi Quang Vinh, cựu Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Trong ngành tài chính ngân hàng, ngoài tổ trưởng là tiến sĩ Vũ Viết Ngoạn, cựu Tổng giám đốc Vietcombank, còn có một người khác là ông Trương Văn Phước, cựu Tổng giám đốc Eximbank.

Ông Phước là người vừa lên giữ chức Quyền Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia, thay cho ông Ngoạn.

 Tiến sĩ Vũ Bằng, nguyên Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán nhà nước. Ảnh: Nhân Dân online

 Tiến sĩ Vũ Bằng, nguyên Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán nhà nước. Ảnh: Nhân Dân online

Trong lĩnh vực chứng khoán có tiến sĩ Vũ Bằng, nguyên Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán nhà nước.

Các gương mặt còn lại là những chuyên gia hàng đầu ở Việt Nam.

Cụ thể đó là tiến sĩ Trần Du Lịch, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế TP.HCM, giáo sư Nguyễn Xuân Thắng, Giám đốc Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, tiến sĩ Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện kinh tế Việt Nam, Giáo sư Nguyễn Quang Thuấn, Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam.

Danh sách còn có tên của Giáo sư Trần Thọ Đạt, Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế quốc dân, giáo sư Nguyễn Xuân Thắng, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và tiến sĩ Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Đóng cửa Formosa nếu tiếp tục vi phạm(VietQ.vn) - Khẳng định trên được Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đưa ra trong chuyến khảo sát tại Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa.

Báo VneExpress đưa tin, Tổ Tư vấn kinh tế có nhiệm vụ tư vấn cho Thủ tướng về các chiến lược, kế hoạch, đề án, chính sách phát triển kinh tế trong trung hạn và dài hạn, cũng như kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm.

Trên cơ sở phân tích, đánh giá tình hình, kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, Tổ tư vấn sẽ khuyến nghị, tư vấn với Thủ tướng các biện pháp, giải pháp để nâng cao hiệu quả thực thi đề xuất, sửa đổi, bổ sung chính sách; cũng như các giải pháp ứng phó kịp thời với biến động thất thường của nền kinh tế trong nước, quốc tế.

Tổ tư vấn kinh tế được chủ động làm việc với các Bộ, ngành, địa phương và đề nghị các cơ quan này cung cấp tài liệu, thông tin số liệu; được hợp tác với các chuyên gia tư vấn, cộng tác viên là các nhà khoa học, nhà kinh tế trong nước và quốc tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài; cán bộ quản lý đang làm việc hoặc đã nghỉ hưu, các cơ quan nghiên cứu trong nước và quốc tế để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Tổ.

Bên cạnh đó, Tổ tư vấn cũng được tham gia ý kiến các báo cáo, đề án lớn về kinh tế của Chính phủ, Thủ tướng trình Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội theo chỉ đạo của Thủ tướng.

Ánh Ngân (T/h)

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang