Nguy cơ biến thành chất độc nếu những thực phẩm này để lâu trong tủ lạnh

author 20:12 20/10/2016

(VietQ.vn) - Tủ lạnh là nơi bảo quản thức ăn nhưng có nhiều loại thực phẩm bạn không nên để lâu ngày vì sẽ dễ gây ngộ độc cho người dùng.

Nhiều người cứ tưởng thức ăn để trong tủ lạnh là an toàn nhưng không phải, vì ở nhiệt độ của tủ lạnh, vi sinh vật chỉ bị ức chế (hoạt động chậm) chứ không chết, thức ăn thực chất vẫn bị phân hủy nhưng với tốc độ chậm hơn so với môi trường bên ngoài. Nếu để thức ăn trong tủ lạnh quá lâu vẫn có thể gây ra nguy cơ ngộ độc, về lâu dài có thể gây ra các ảnh hưởng khác đối với sức khỏe người sử dụng.

Khoai tây để tủ lạnh lâu ngày nguy cơ tăng đường huyết

Không nên để khoai tây trong tủ lạnh lâu ngày. Ảnh minh họa 

Khi nhiệt độ xuống dưới 7 độ C, tinh bột trong khoai tây sẽ bị phá vỡ và chuyển hóa thành đường. Do vậy, chúng ta sẽ không nhận được bất kì chất dinh dưỡng nào từ khoai tây và có nguy cơ tăng đường huyết. Cách tốt nhất nên để khoai tây ra bên ngoài, trong nhiệt độ thường, tin tức trên VTC News.

Hành tây dễ bị nấm mốc

Hành tây có xu hướng bị mềm đi hoặc nấm mốc nếu để trong tủ lạnh quá lâu. Đặc biệt, nếu hành tây đã được cắt nhỏ sẽ bị khô ngay kể cả khi đã bọc chặt. Ngoài ra, hành tây có mùi rất hăng, có thể lây lan trong môi trường kín như tủ lạnh, làm cho toàn bộ thực phẩm khác đều bị nhiễm mùi.

Các loại gia vị

Tỏi là loại thực phẩm không chịu được nhiệt độ lạnh. Nếu để tỏi vào trong tủ lạnh sẽ khiến chúng nhanh bị mốc và hỏng hơn để ở ngoài. Tỏi nói riêng và các loại gia vị nói chung như ớt, gừng, hành tím…. đều nên cất ở nơi thoáng mát bên ngoài.

Dưa hấu để lâu sẽ làm mất chất chống oxy hóa cơ lợi

Nguy hại từ trò chơi ‘bom thối’ với trẻ em(VietQ.vn) - "Bom thối"- loại đồ chơi không rõ nguồn gốc xuất xứ này có những chất lạ có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ em.

Chúng ta thường có thói quen đặt dưa hấu trong tủ lạnh để ăn cho mát vào mùa hè. Nhưng các loại dưa lại "kị" nhiệt độ thấp. Khi để trong tủ lạnh lâu, dưa sẽ mất đi các chất chống oxy hóa có lợi cho cơ thể, làm giá trị dinh dưỡng giảm. Vì thế, khi đã cắt dưa nên ăn luôn. Nếu muốn ăn dưa lạnh, hãy để cả quả trong tủ khoảng 10 phút rồi mới cắt ra ăn.

Bánh mì dễ nhiễm khuẩn

Bánh mì dễ bị khô cứng khi để trong tủ lạnh. Ngoài ra, bánh mỳ cũng là loại thực phẩm dễ nhiễm khuẩn. Nếu đặt trong điều kiện tủ lạnh lâu ngày không lau dọn, bánh mì sẽ rất dễ bị mốc. 

Nguyên tắc cơ bản khi bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh

Theo báo Phụ nữ TP HCM, nguyên tắc cơ bản khi bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh chỉ từ 1- 2 ngày. Tuy nhiên, tùy thuộc vào đặc tính của từng loại thực phẩm mà chúng ta bảo quản theo các cách khác nhau để không làm phát sinh độc tố nguy hiểm.

Nguyên tắc cơ bản khi bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh chỉ từ 1- 2 ngày.

Nguyên tắc cơ bản khi bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh chỉ từ 1- 2 ngày. Ảnh minh họa 

Chế độ tủ lạnh phải dưới 4 độ C và tủ đá phải dưới – 18 độ C. Tuyệt đối không để lẫn thức ăn chín với thức ăn sống. Bọc ni lông hoặc cho vào hộp, hạn chế không khí lọt vào.

Để thức ăn nguội mới cho vào tủ lạnh. Vì nếu còn nóng mà cho ngay vào tủ lạnh có nhiệt độ thấp thức ăn sẽ biến chất, nhiệt độ cao trong thức ăn sẽ bị ngưng đọng thành hơi nước, thúc đẩy vi khuẩn có hại phát triển dẫn đến gây độc cho toàn bộ thực phẩm trong tủ lạnh.

Thức ăn thừa không nên trữ quá lâu trong tủ lạnh, chỉ nên để cho bữa sau, lâu nhất chỉ nên từ 5 - 6 tiếng trong tủ lạnh khi bỏ ra vẫn phải nấu lại, vì nhiệt độ trong tủ lạnh chỉ có tác dụng ức chế vi khuẩn phát triển mà không thể tiêu diệt được nó.

Các loại rau đã chế biến không nên bảo quản trong tủ lạnh, vì khi nấu ở nhiệt độ cao có thêm muối thì các vi khuẩn trong thức ăn sẽ phát triển rất nhanh và có thể tạo thành chất gây ung thư. Vì vậy, không nên ăn rau thừa, sẽ không tốt cho sức khoẻ cũng như người hay ăn các thực phẩm chế biến từ rau củ muối có khả năng bị ung thư dạ dày rất cao.

 An Dương (T/h)

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang