Khám phá đáng kinh ngạc về nguyên nhân voi ma mút tuyệt chủng

author 17:27 27/07/2015

(VietQ.vn) - Một nghiên cứu mới cho biết, các loài động vật cỡ lớn tồn tại ở thời kỳ kỷ băng hà cuối cùng bao gồm loài voi ma mút, gấu mặt ngắn, sư tử hang động phần lớn bị tuyệt chủng do khí hậu thay đổi bất ngờ .

Sự kiện: Thiên nhiên kỳ thú

Vào cuối thời kỳ Pleistocene, khoảng 6.000 đến 12.000 năm trước, khí hậu đột ngột thay đổi hay còn gọi là hiện tượng interstadial, nhiệt độ tăng lên từ 4 đến 16  độ C trong một vài thập kỷ. Các loài động vật cỡ lớn như voi ma mút khó có thể tồn tại trong điều kiện nóng như vậy, bởi vì nhiệt độ tăng lên tác động xấu đến môi trường sống và con mồi của chúng, các nhà nghiên cứu cho biết.

Hiện tượng interstadials là nguyên nhân gây ra sự thay đổi đột ngột lượng mưa và thảm thực vật trên toàn cầu. Theo nghiên cứu, người cổ đại cũng liên quan đến sự tuyệt chủng của những loài động vật cỡ lớn. Bằng việc phá hoại môi trường sống và tập tục săn bắn động vật, xã hội loài người đã gây khó khăn cho những loài động vật này khiến chúng phải di cư đến các khu vực mới.

Voi ma mút tuyệt chủng là do khí hậu thay đổi đột ngột

Voi ma mút tuyệt chủng là do khí hậu thay đổi đột ngột

Các nhà khoa học kiểm tra DNA từ hàng chục loài động vật lớn sống trong thời kỳ kỷ Pleistocene thông qua hồ sơ DNA 50,000 năm trước của các loài đã tuyệt chủng. DNA cổ đại không chỉ cho biết về sự kiện tuyệt chủng toàn cầu mà cũng cho biết về số lượng động vật lúc bấy giờ khi một nhóm các động vật lớn dần dần tuyệt chủng và một nhóm động vật khác di chuyển đến để thay thế chúng.

Sau đó, họ so sánh các dữ liệu trên với hồ sơ chi tiết về sự kiện biến đổi khí hậu thu thập được từ lõi băng Greenland và hồ sơ trầm tích của lưu vực Cariaco ngoài khơi Venezuela. Kết quả đối chiếu cho thấy, rất nhiều loài động vật khổng lồ bị diệt vong ở nhiều nơi trên trái đất hoặc là biến mất hoàn toàn khỏi bề mặt hành tinh trong những giai đoạn có sự biến đổi khí hậu đột ngột .

Các nhà nghiên cứu cho biết sự kiện tuyệt chủng cũng khác nhau qua  thời gian và không gian vì hiện tượng nóng lên interstadial cũng tác động lên các vùng miền khác nhau. Đây là nghiên cứu mới rất quan trọng. Nó chỉ ra rằng sự tuyệt chủng của các loài dộng vật cỡ lớn gắn liền với thời kỳ nhiệt độ tăng lên nhanh chóng chứ không phải nguyên nhân do thời kỳ băng hà tăng cao  tối đa (khi các tảng băng đạt đến độ tối đa) hay do Younger Dryas ( một đợt rét đột ngột xảy ra khi Trái Đất bắt đầu ấm lên) như trước đây đã suy đoán, Eline Lorenzen, một trợ lý giáo sư tại đại học Copenhagen, Đan Mạch cho biết.

 

Bích Phượng

 

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang