Thuế thu nhập cá nhân - Tính giảm trừ gia cảnh như thế nào?

authorLan Ninh 16:07 16/02/2017

(VietQ.vn) - Cá nhân vừa có thu nhập từ kinh doanh, vừa có thu nhập từ tiền lương, tiền công thì khi quyết toán thuế thu nhập cá nhân tính giảm trừ gia cảnh một lần vào tổng thu nhập từ kinh doanh và từ tiền lương, tiền công.

Mức giảm trừ gia cảnh:

  • Bản thân: 9 triệu đồng/ tháng; 108 triệu đồng/ năm;

  • Người phụ thuộc: 3,6 triệu đồng/ tháng/mỗi người phụ thuộc.

Các khoản giảm trừ trên là số tiền được trừ trước khi tính thuế đối với thu nhập từ kinh doanh, thu nhập từ tiền lương, tiền công của người nộp thuế là cá nhân cư trú.

Nếu cá nhân cư trú vừa có thu nhập từ kinh doanh, vừa có thu nhập từ tiền lương, tiền công thì tính giảm trừ gia cảnh một lần vào tổng thu nhập từ kinh doanh và từ tiền lương, tiền công.

Nguyên tắc tính giảm trừ gia cảnh khi quyết toán thuế thu nhập cá nhân

Nguyên tắc tính giảm trừ gia cảnh khi quyết toán thuế thu nhập cá nhân. Ảnh minh họa 

Nguyên tắc tính giảm trừ:

  • Giảm trừ gia cảnh cho người nộp thuế:

Người nộp thuế có nhiều nguồn thu nhập từ tiền lương, tiền công, từ kinh doanh thì tại một thời điểm (tính đủ theo tháng) người nộp thuế lựa chọn tính giảm trừ gia cảnh cho bản thân tại một nơi.

Người nước ngoài là cá nhân cư trú tại Việt Nam thì tính giảm trừ gia cảnh cho bản thân từ tháng 01 hoặc từ tháng đến Việt Nam (trường hợp cá nhân lần đầu tiên có mặt tại Việt Nam đến tháng kết thúc hợp đồng và rời Việt Nam trong năm tính thuế).

Nếu trong năm tính thuế cá nhân chưa giảm trừ cho bản thân hoặc giảm trừ cho bản thân chưa đủ 12 tháng thì được giảm trừ đủ 12 tháng khi thực hiện quyết toán thuế.

Ô tô không có dụng cụ thoát hiểm bị xử phạt thế nào?(VietQ.vn) - Búa thoát hiểm là một trong những dụng cụ có chức năng hỗ trợ trong các trường hợp khẩn cấp xảy ra như cháy, chìm hoặc kẹt trong ô tô và bắt buộc phải được trang bị trong phương tiện.
  • Giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc:

Người nộp thuế được tính giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc nếu đã đăng ký thuế và được cấp mã số nếu. Nếu người nộp thuế chưa có mã số thuế thì không được giảm trừ cho người phụ thuộc.

Đồng thời, khi đăng ký giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc thì cơ quan thuế sẽ cấp mã số thuế cho người phụ thuộc và được tạm tính giảm trừ gia cảnh trong năm kể ngày khi đăng ký.

Mỗi người phụ thuộc chỉ được tính giảm trừ một lần vào một người nộp thuế trong năm tính thuế.

Khoản 5 Điều 6 Thông tư 95/2016/TT-BTC quy định: “Cơ quan chi trả thu nhập thực hiện đăng ký thuế cho cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công và đăng ký thuế cho người phụ thuộc của cá nhân một lần trong năm chậm nhất là 10 ngày làm việc trước thời điểm nộp hồ sơ quyết toán thuế thu nhập cá nhân hàng năm”.

Ngoài khoản giảm trừ gia cảnh trên, người nộp thuế cũng cần lưu ý đến quy định giảm trừ đối với khoản đóng bảo hiểm, quỹ hưu trí tự nguyện và các khoản đóng góp khác (từ thiện, nhân đạo, khuyến học). Cụ thể:

  • Khoản đóng bảo hiểm gồm: Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp (đối với một số ngành nghề).

  • Quỹ hưu trí tự nguyện: Mức đóng vào quỹ hưu trí tự nguyện được trừ ra khỏi thu nhập chịu thuế theo thực tế phát sinh nhưng tối đa không quá 1 triệu đồng/ tháng (12 triệu đồng/ năm);

  • Khoản đóng góp khác, gồm khoản khi:

  • Đóng góp vào các tổ chức, cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, người khuyết tật, người già không nơi nương tựa;

  • Đóng góp vào quỹ từ thiện, quỹ nhân đạo, quỹ khuyến học được thành lập và hoạt động theo quy định của Chính phủ.

Lưu ý: Khoản đóng bảo hiểm, đóng góp vào Quỹ hưu trí tự nguyện, khoản đóng góp khác của năm nào thì được trừ vào thu nhập chịu thuế của năm đó.

Hoàng Lan

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang