Nhà cao tầng trong tiêu chuẩn và quy chuẩn Việt Nam về xây dựng và PCCC

author 08:30 01/09/2018

(VietQ.vn) - Công tác phòng cháy chữa cháy và tình trạng cháy nổ ở chung cư gần đây gây ra nhiều lo ngại. Các chuyên gia cho rằng, các chủ đầu tư hoặc ban quản lý, ban quản trị vẫn còn thờ ơ với các tiêu chuẩn, quy chuẩn về phòng cháy chữa cháy.

Sự kiện: Chuyên đề: NÂNG CAO NĂNG SUẤT CHẤT LƯỢNG

Theo TS. Lý Văn Vinh - Viện Kiến trúc quốc gia, hiện chưa có tài liệu phân loại chính thức và chính xác các công trình kiến trúc theo số tầng cao.

Theo TCXDVN 323: 2004: “Nhà ở cao tầng - Tiêu chuẩn thiết kế” thì nhà ở cao tầng là loại nhà ở, căn hộ có chiều cao từ 9 - 40 tầng (trên 40 tầng thường gọi là nhà siêu cao tầng).

Đầu năm 2013, Bộ Xây dựng ra Quyết định 212 hủy bỏ 169 tiêu chuẩn xây dựng trong đó có TCXDVN 323:2004 “Nhà ở cao tầng - Tiêu chuẩn thiết kế”, chỉ giữ lại 20 tiêu chuẩn được cho là phù hợp trong giai đoạn hiện nay, đến nay vẫn chưa có tiêu chuẩn thay thế.

QCVN 06:2010/BXD về an toàn cháy cho nhà và công trình là một bước tiến so với TCVN 2622:1995 - “Phòng cháy, chống cháy cho nhà và công trình - Yêu cầu thiết kế”.

Quy chuẩn xác định nhà thuộc nhóm nguy hiểm cháy theo công năng có chiều cao lớn hơn 50m và 70m phải có giải pháp riêng được cơ quan PCCC thẩm định phê duyệt, nghĩa là chưa có trong quy chuẩn.

Một thực tế hiện nay, các thiết bị PCCC ở Việt Nam cao nhất là 56m (khoảng 18 tầng), Hà Nội có 2 chiếc xe loại này. Đầu tư xe có tầm với vượt khoảng cách này là không khả thi vì xe rất nặng, có thể gây sập cống đứt dây điện, đường cua xe dài không thuận tiện với địa hình đường đông, ngõ nhỏ tại các đô thị của Việt Nam buộc phải sử dụng máy bay trực thăng mà do ngân sách hạn hẹp hiện nay Việt Nam chưa có.

Một số dự án quy hoạch xây dựng mới đây trong khu vực nội đô đã cho phép xây dựng lên cao tới tới 50 tầng và trên 50 tầng khi phê duyệt thiết kế quy hoạch đều đã chứng tỏ tuân theo tiêu chuẩn - quy chuẩn Việt Nam. 

Hồng Anh

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang