Nhà khoa học phải được trả "bản quyền" như nhạc sĩ

author 06:49 26/02/2013

(VietQ.vn) - Khi bài hát được biểu diễn, nhạc sĩ có tiền bản quyền. Còn khi các phát minh "đẻ ra tiền", nhà khoa học lại chưa được hưởng lợi nhuận?

GS Bùi Công Quế từng là Trưởng ban Kế hoạch – Tài chính của viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam (cơ quan tương đương cấp Bộ), nguyên viện trưởng viện Vật lý địa cầu.

Bàn về Đề án bồi dưỡng và thu hút nhân tài, ông cho rằng, về cơ bản, cần phải có những chương trình - dự án để thúc đẩy KHCN phát triển.

Tuy vậy, cần làm rõ các con số trong đó. Như tại sao mỗi năm lại đào tạo ra 300 Tiến sĩ, 150 nhà khoa học trẻ, 200 - 230 nhóm nghiên cứu ở nước ngoài....?

Giống lúa mới năng suất cao. Ảnh: VĂN SỰ
Giống lúa mới năng suất cao. Ảnh: Văn Sự

Ông cũng băn khoăn, việc xác định 4 lĩnh vực mũi nhọn cần tính toán cẩn thận, có cơ sở, vì có thể với hiện tại, ngành này là mũi nhọn nhưng một thời gian sau lại khác.

Ông cho rằng, các cấp lãnh đạo cần tin tưởng các nhà khoa học, giao khoán các đề tài cho nhà khoa học, để hướng họ tập trung vào các "hoạt động trí não" sáng tạo, chứ không phải bận tâm đến các vấn đề về báo cáo tài chính, định mức lao động...

Theo GS Quế, cần nâng lương và các chế độ đãi ngộ khác, để nhà khoa học yên tâm làm việc.

Lấy ví dụ về các nhạc sĩ được hưởng tiền bàn quyền từ các "bầu sô", mỗi khi ca khúc mà họ sáng tác được biểu diễn, GS Bùi Công Quế mong muốn Nhà nước ta phải có chính sách để nhà khoa học được hưởng một phần (dù là nhỏ) lợi nhuận, từ những nghiên cứu của họ. Chẳng hạn, các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản phải trả một phần "bản quyền" cho nhà khoa học có công nhân tạo các loại giống cây năng suất mới!

Kirtana Vallabhaneni - một học sinh gốc Ấn Độ 17 tuổi của Trường West Kirby Grammar School - vừa được trao giải thưởng “Nhà khoa học trẻ của năm” của Anh sau khi xuất sắc vượt qua 360 “đối thủ” khác
Kirtana Vallabhaneni - một học sinh gốc Ấn Độ 17 tuổi của Trường West Kirby Grammar School - vừa được trao giải thưởng “Nhà khoa học trẻ của năm 2012” của Anh sau khi xuất sắc vượt qua 360 “đối thủ” khác

Ông cho rằng, vấn đề quan trọng hiện nay là làm sao cho những người làm chính sách hiểu về vai trò và đặc thù của khoa học và nghiên cứu khoa học. Có như vậy, những viện nghiên cứu mới có những cơ chế đặc thù, không bị bó buộc bởi cách quản lý lạc hậu, để tự do nghiên cứu, tạo nên những thương hiệu lớn như viện KIST của Hàn Quốc.

Phương Đông

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang