Nhà khoa học sắp tìm thấy xác chị Huyền thẩm mỹ viện Cát Tường

author 15:40 11/12/2013

TS Vũ Văn Bằng (Liên hiệp các hội khoa học kỹ thuật Việt Nam) đã ngồi phân tích, tổng hợp dữ liệu đưa ra 5 vị trí khả thi nhất để tìm thi thể chị Lê Thị Thanh Huyền - nạn nhân bị bác sĩ Cát Tường ném xác phi tang xuống sông Hồng.

 

 

 

 

 

 

 

 

Cam đoan xác chị Huyền nằm ở dưới sông

Suốt những ngày qua, TS Vũ Văn Bằng tìm kiếm từ khu vực cầu Long Biên xuôi dòng sông Hồng xuống đến huyện Thường Tín, Hà Nội. Trên bờ, ông tìm theo lộ trình bác sĩ Tường khai từ chỗ chở xác chị Huyền (thẩm mỹ Cát Tường) đến vị trị vứt xác (cầu Thanh Trì).

“Trên bờ chúng tôi tìm thấy 2 vị trí khả nghi gần cầu Vĩnh Tuy. Còn dưới nước chúng tôi tìm được 50 vị trí khả nghi có xác.



Từ giờ đến cuối tuần, chúng tôi sẽ tập hợp xử lý số liệu và đưa ra 5 vị trí khả thi nhất gửi sang bên công an. Họ sẽ lên phương án tìm kiếm 5 vị trí này. Chúng tôi là nhà khoa học nên chỉ có nhiệm vụ tìm ra những vị trí khả nghi nhất”, Tiến sĩ  Bằng nói.

Ông Bằng cho rằng, xác chị Huyền bị vùi lấp ở dưới lớp cát đáy sông chứ không nằm trơ ở trên đáy sông do vậy nếu cứ dùng phương pháp mò tìm thì phí tiền, phí sức, không hiệu quả. Phương án hiệu quả nhất là nên thuê máy xúc cát đào bới ở những vị trí khả thi. Cách tìm kiếm này ông Bằng cũng đã đề xuất lên phía cơ quan công an.

 



“Qua 8 ngày tìm kiếm, dựa vào vị trí máy địa bức xạ báo chúng tôi có thể kết luận, chắc chắn xác của chị Huyền đang nằm ở dưới sông. Giờ phần việc còn lại, chúng tôi phải ngồi phân tích, và đưa ra được những vị trí có khả năng xác chị Huyền nằm ở đó. Như vậy việc tìm kiếm thi thể của gia đình nạn nhân, cơ quan chức năng sẽ nhanh và có hiệu quả hơn” chủ máy địa bức xạ nói.

 

Từ trường của xác người khác xác động vật

Nói về chiếc máy đo địa bức xạ dùng để tìm kiếm thi thể chị Huyền mà mình đang cầm trên tay, TS Vũ Văn Bằng cho biết, ông chế tạo ra chiếc máy này là do dựa trên bản chất vật lý trong tự nhiên và cơ thể con người.

Ông Bằng phân tích: Tia đất là một dạng vật chất bao gồm tất cả những tia phát ra từ vỏ cứng của trái đất và lan tỏa lên mặt đất dưới dạng bức xạ - dạng trường. Nói cách khác, đó là những tia được sản sinh bởi hiện tượng bức xạ của những vật chất khác nhau từ dưới đất. Đó chính là một trong những thành phần của môi trường sống.

 



Tia đất mang nhiều ý nghĩa: Thông qua nguyên lý tia đất - địa bức xạ với thiết bị tương ứng ta có thể tìm được các đối tượng cần tìm dưới mặt đất như: khoáng sản có ích, quặng mỏ, đá quý, nước ngầm, hang động, nứt đất, nứt đê, sự cố của các công trình ngầm, kể cả khảo cổ, đặc biệt là tìm mổ mả, hài cốt.

Chiếc máy cảm biến mà tôi sáng chế sẽ tự dò tìm hướng nơi có xác người. Khi có tín hiệu về việc thi thể người bị vùi lấp thì máy sẽ xoay về hướng đó. Máy có khả năng quét rộng trong phạm vi 200 mét. Càng đến điểm có khả nghi thì chiếc máy càng quay tròn.

 "Trong chương trình vật lý lớp 11 đã nói rất rõ về Từ trường. Bản chất của Từ trường chỉ tác động lên dòng điện hoặc là những vật chứa mô men từ, đó là lực từ. Thế nên ta phải chế tạo ra cái máy phát hiện ra lực từ trong tự nhiên - có từ trường.

 

Hơn nữa, theo kết quả nghiên cứu của một nhà nghiên cứu người Ba Lan, từ trường của người đã chết sẽ mạnh lên gấp hơn 1.000 lần so với người sống.

Nhiều người cũng thắc mắc làm thế nào để phân biệt được đó là xác động vật hay xác người thì tôi cũng trả lời luôn là từ trường mà xác người phát ra khác với từ trường mà xác động vật phát ra nên không có chuyện nhầm lẫn giữa người và động vật được" - ông Bằng nhấn mạnh.

Công an phải nhờ nhà khoa học tìm kiếm

TS Vũ Văn Bằng làm rõ hơn, từ trường từ thi thể người đã chết phát ra là từ trường thứ cấp chứ không phải từ trường thông thường của nam châm hay trái đất.

Ngoài ra, ông Bằng cũng tâm sự: "Trong thời gian tìm kiếm thi thể chị Huyền cũng có một số nhà khoa học lên tiếng phản đối về cách tìm kiếm và nghi ngờ về chiếc máy đo địa bức xạ của tôi. Nhưng họ không hiểu rằng cuộc tìm kiếm này trước hết là do cơ quan chức năng đã đề nghị tôi vào cuộc tìm giúp.

 



Chiếc máy đo địa bức xạ này đã từ được sử dụng tìm kiếm thành công ở một số trường hợp tìm kiếm thi thể trong vụ sạt lở đất ở Lào Cai, Yên Bái, Thái Nguyên... Nó cũng được dùng tìm kiếm hài cốt liệt sĩ. Bằng chứng sự thật về chiếc máy là 3.000 bộ hài cốt liệt sĩ đã được tìm thấy bằng phương pháp đo địa bức xạ.

Như một nhà khoa học nổi tiếng nói về sóng điện từ là không phải, không hiểu gì về bản chất của người chết cả. Hơn nữa, họ nói ra lúc này là thiếu tính nhân văn khi gia đình chị Huyền đã nỗ lực tìm kiếm thi thể và dùng mọi biện pháp để thực hiện niềm mong mỏi đó. Họ lên tiếng phản đối chỉ là cho cuộc tìm kiếm thêm rối ren".

 

ĐƯỜNG DÂY NÓNG TIẾP NHẬN GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO CỦA BẠN ĐỌC: 0904.065.256'


 

 

 

 

 

 

 

Theo Dv

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang