Nhà máy điện hạt nhân Nhật Bản chính thức cấp phát điện trở lại

author 16:24 20/06/2015

(VietQ.vn) - Trong ngày 13/8, lò phản ứng số 1 tại Tổ hợp hạt nhân Sendai đã chính thức phát điện và hòa vào lưới điện quốc gia với công suất 890.000 kw.

Theo TTXVN, máy phát điện và hệ thống truyền tải điện đã được kết nối để đưa dòng điện từ Tổ hợp hạt nhân Sendai chính thức đến với các hộ gia đình và doanh nghiệp. Đây là lần đầu tiên sau gần 2 năm "ngủ yên", nguồn năng lượng hạt nhân mới được cấp trở lại ở Nhật Bản nhằm giải quyết bài toán giá thành điện và thúc đẩy phục hồi kinh tế.

Lò phản ứng số 1 tại Tổ hợp hạt nhân Sendai được chính thức tái khởi động hôm 11/8 sau gần 2 năm tạm ngừng, bất chấp những quan ngại của dư luận về độ an toàn sau thảm hoạ hạt nhân tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1 do thảm họa kép động đất - sóng thần gây ra năm 2011. Đây cũng là lò phản ứng hạt nhân đầu tiên hoạt động trở lại ở Nhật Bản theo gói các tiêu chuẩn mới, được áp đặt kể từ sau thảm họa gây sự cố nóng chảy nhiên liệu tại 3 lò phản ứng ở nhà máy Fukushima cách đây 4 năm, theo tin tức trên VTV.

Cảnh sát đứng chặn bên ngoài nhà máy điện hạt nhân tại Nhật Bản để ngăn chặn người biểu tình

Cảnh sát đứng chặn bên ngoài nhà máy điện hạt nhân tại Nhật Bản để ngăn chặn người biểu tình. Ảnh TTXVN 

Tuy vấp phải phản đối từ người dân, nhưng chính phủ của ông Shinzo Abe cũng có lý do để tiếp tục dựa vào năng lượng hạt nhân. Thứ nhất, việc Nhật Bản hoàn toàn không có nguồn tài nguyên thiên nhiên buộc nước này phải phát triển năng lượng hạt nhân. Kể từ khi các lò phản ứng ngưng hoạt động, chi phí cho nhập khẩu dầu hỏa đã tăng vọt đến mức bất hợp lý. Lý do thứ hai là việc quay lại sử dụng ồ ạt năng lượng hóa thạch làm cho Nhật Bản ngày càng xa vời mục tiêu giảm phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính, trong những năm tới, bên cạnh đó chỉ còn vài tháng nữa là diễn ra Hội nghị thượng đỉnh quốc tế về khí hậu tại Paris.

Hiện nay, trên thế giới có 391 lò hạt nhân đang được khai thác. Từ nay đến năm 2040, số lò phản ứng hạt nhân có thể tăng thêm 60%, chủ yếu là để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ tại các nước đang phát triển. Cho dù vậy, điện hạt nhân không còn được nhìn nhận là giải pháp duy nhất để đối phó với vấn đề khủng hoảng năng lượng, mà chỉ là một mắt xích trong chuỗi dây chuyền với tỷ trọng của năng lượng tái tạo ngày càng gia tăng.

Thu Trang

 

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang