Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 xây dựng bằng công nghệ lò phản ứng VVER 1200

author 14:53 17/06/2016

(VietQ.vn) - Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 có công suất khoảng 4.000MW. Nhà máy sẽ được xây dựng bằng công nghệ lò phản ứng VVER 1200 của Nga.

Sự kiện: Phát triển điện hạt nhân ở Việt Nam

Ngày 30/7/2015, Công ty Liên hợp ASE — NIAEP trực thuộc Rosatom và Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã ký kết thỏa thuận khung cho việc thực hiện giai đoạn đầu xây dựng Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1. Thỏa thuận này quy định về việc xây dựng 2 tổ máy của Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1, với công suất của mỗi tổ máy đạt 1.200 MW.

Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 được quy hoạch quy mô 4 tổ máy, với công suất khoảng 4.000MW nhưng chia làm 2 giai đoạn, mỗi giai đoạn lắp đặt 2 tổ máy. Nhà máy do Nga thực hiện sẽ được xây dựng bằng công nghệ lò phản ứng VVER 1200.

Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 xây dựng bằng công nghệ lò phản ứng VVER 1200Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 xây dựng bằng công nghệ lò phản ứng VVER 1200

Ông Sergey A. Boyarkin, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Rosatom khẳng định: VVER là công nghệ hiện đại nhất thế giới và chỉ Nga mới có công nghệ này. Đồng thời, thiết kế của chúng tôi cũng đảm bảo tính an toàn cao nhất. Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 có thể chịu được động đất cấp 9 và sóng thần không ảnh hưởng. 

Không chỉ đồng ý hỗ trợ về vốn, kỹ thuật, Nga còn giúp Việt Nam đào tạo nguồn nhân lực và chuyển giao công nghệ vận hành nhà máy điện hạt nhân.

Năm 2010, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ký với Tập đoàn Nhà nước về năng lượng nguyên tử Liên bang Nga (Rosatom) Bản ghi nhớ về hợp tác đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử. Ngày 2/6/2015, Tập đoàn Rosatom và Cục Năng lượng nguyên tử đã tổ chức Lễ ký kết Văn bản hợp tác về đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử của Việt Nam giai đoạn 2015 – 2020.

Liên bang Nga cũng đã tài trợ cho Việt Nam xây dựng Trung tâm Thông tin năng lượng nguyên tử tại trường Đại học Bách khoa Hà Nội, đi vào hoạt động từ tháng 4/2012. Tiếp đó, ngày 3/2/2015, Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam và Rosatom đã ký bản ghi nhớ về hợp tác trong lĩnh vực thông tin đối với các dự án chung trong ngành công nghiệp điện hạt nhân. Theo đó, hai bên sẽ phối hợp xây dựng kế hoạch thông tin, truyền thông nhằm nâng cao hiểu biết của công chúng về công nghiệp hạt nhân; tổ chức các chuyến thăm và làm việc từ hai phía; hợp tác xuất bản tài liệu về điện hạt nhân; tổ chức đào tạo cho đại diện các cơ quan thông tấn báo chí…

Đặc biệt là việc ký kết Hiệp định hợp tác xây dựng nhà máy điện hạt nhân trên lãnh thổ Việt Nam (2010). Trong khuôn khổ của Hiệp định này, hai bên đã ký hiệp định tài chính, trong đó Liên bang Nga cung cấp cho Việt Nam khoản vay tín dụng ưu đãi khoảng 10 tỷ USD cho dự án nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 và các công tác chuẩn bị liên quan.

>>Tin tức thời sự 24h ngày 26/4: Formosa Hà Tĩnh cúi đầu xin lỗi người dân

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang