Người “Đàn bà đẹp xuyên thế kỷ”

author 08:03 08/12/2013

(VietQ.vn) - Sau khi thành công với cuốn sách “Chuyện những người giàu nhất Việt Nam”, nhà thơ Dương Kỳ Anh mới đây cho ra mắt cuốn sách “Chuyện gia đình những người nổi tiếng” – là những câu chuyện chưa từng tiết lộ về gia đình những người nổi tiếng trong nước…

Sự kiện:

Chất lượng Việt Nam xin giới thiệu các bài viết nằm trong cuốn sách này.

Trong cuộc thi “Người đẹp miền Đông Nam Bộ và Tp Hồ Chí Minh”  tổ chức tại Vũng Tàu, Nguyễn Thiên Nga đăng quang và sau đó đã trở thành hoa hậu Việt Nam năm 1996, buổi chiều trước vòng chung kết tôi có dịp trò chuyện nhiều với vị giám khảo cùng tôi, NSND Trà Giang - ,  người được biết đến là  “Người đàn bà đẹp xuyên thế kỷ”.

NSND Trà Giang

Nghệ sĩ Nhân dân Trà Giang

Chị kể rằng năm 1959, chị thi và đậu vào trường múa.  Lẽ ra sự nghiệp của chị  là một diễn viên múa!  Nhưng ba chị, NSƯT Nguyễn Văn Khánh đã nói với con “Con có một gương mặt đẹp, sao không thi vào trường điện ảnh?” Và chị đã làm theo lời bố.

Tôi đã có lần tắm biển với NSUT Nguyễn Văn Khánh. Năm đó, ông đã gần 80 tuổi, nhưng vẫn rất minh mẫn. Ông kể nhiều chuyển vui trong đó có chuyện các con mình, chuyện về những ngày đầu chập chững vào đời của cô con gái Trà Giang. Người bố đã hiểu con, tạo mọi điều kiện cho con trên con đường nghệ thuật.

Có lẽ vì thế mà sau này, NSND Trà Giang rất chú trọng việc dạy con, định hướng cho cô con gái Bích Trà trở thành một nghệ sỹ pianô nổi tiếng.

Có một lần, tôi được gia đình chị Trà Giang mời cơm. Năm đó, chồng chị  giáo sư, tiến sỹ Nguyễn Bích Ngọc đang là phó giám đốc nhạc viện thành phố Hồ Chí Minh.

gia đình nghệ sĩ trà giang

Gia đình NSND Trà Giang

Nghệ sỹ Bích Ngọc vốn là một cây Vi-ô-lông nổi tiếng. Hôm ấy, ông rất vui.Ông chơi một nhạc khúc bằng Vi-ô-lông làm tôi cứ ngây người. Trông ông rất hiền, tế nhị và hào hoa. Tôi cũng không ngờ GS Bích Ngọc là em ruột của nhà văn Nguyễn Thành Long, tác giả của truyện ngắn nổi tiếng “ Lặng lẽ Sa Pa”.

Chuyện NSND Trà Giang dạy con, mãi sau này chị mới tâm sự với tôi. Chính con gái chị Bích Trà buổi đầu cũng không muốn theo nghề bố mẹ.Bích Trà học gỏi văn, các môn tự nhiên cũng giỏi.  Bích Trà chăm học, những kỳ nghỉ hè, tâm lý học sinh là muốn  ngày hè kéo dài ra để còn được vui chơi thỏa thích. Ấy vậy mà Bích Trà lại thấy hè quá lâu, lại thấy sốt ruột.“ Giời ơi, sao mà nghỉ lâu quá …” khi nghe Bích Trà kêu lên như vậy tôi hiểu con gái mình thực sự đam mê ngay từ khi còn đi học - Chi Trà Giang tâm sự.

Lên 5 tuổi, Bích Trà đã ngồi trước cây đàn piano mà bố mẹ dành dụm muavề. Nhưng, Bích Trà lại nói “ Bố có nghề của bố, mẹ có nghề của mẹ, con cũng sẽ có nghề của con …”.

Tuy nghe con nói vậy, nhưng chị hiểu những đam mê của con gái mìnhbiết con mình có năng khiếu gì , nên đã kiên trì định hướng cho Bích Trà ngay từ lúc còn nhỏ,  dù biết rằng con đường đến với nghệ thuật là muôn vàn chông gai, phải hy sinh nhiều thứ … Vốn sinh ra và lớn lên trong một gia đình nghệ sỹ, qua trong hai cuộc chiến tranh gian khổ, hơn 10 tuổi đã phải theo bố mẹ tập kết ra Bắc nên mỗi lần phải xa con chị thấm thía nỗi lòng của người làm cha làm mẹ.Năm chị đi dự liên hoan phim quốc tế ở Mátxcơva, phải xa con cả tuần, chính chồng chị, GS Bích Ngọc đã phải cho con bú bằng bình sữa. Năm 1977, khi tham gia bộ phim “Mối tình đầu” phải gửi con gái cho ông bà ở Nha Trang, ngồi trên xe ô tô nước mắt chị cứ trào ra vì nhớ con.“ Xa con là nhớ con tưởng như đứt ruột, thế nhưng vì sự nghiệp, vì tương lai của con mình nên năm cháu Bích Trà mới 14 tuổi, vợ chồng tôi đã quyếtđịnh cho con gái sang Nga học” chị tâm sự. Có một dạo, tôi vào Sài Gòn công tác, đến thăm vợ chồng chị. Khi tôi đến căn nhà trước đây cả gia đình chị vẫn ở mới biết chị vừa chongười ta thuê.Chị thuê một căm phòng nhỏ trong một khu chung cư để ở.Chỉ bảo tôi rằng, giờ cháu Trà đi du học ở nước ngoài, vợ chồng chị phải cho thuê căn nhà để có thêm một khoản tiền chu cấp cho cháu.

Dạo tôi sang Anh Quốc công tác, tôi có gọi điện cho Bích Trà hẹn đến thăm. Tôi biết 15 năm học tập ở xứ người, Bích Trà đã trở thành một nghệ sỹ Pianô danh tiếng.

Rồi con gái tôi, cháu Dương Anh Xuân sau khi tốt nghiệp thạc sỹ báo chí quốc tế ở Manchester, cháu chuyển về London học thêm ở trường nghệ thuật và ở chung phòng trọ với Bích Trà.Tôi hỏi cháu “ Ở với chị Trà thế nào?” Cháu bảo: “ Hết ý bố ạ”. Rồi cháu báo tin “ Chị Trà mua được nhà riêng rồi bố ơi, vui quá ”. Tôi cũng rất vui. Tôi điện cho chị Trà Giang để chúc mừng.Mừng chị đã nuôi dạy con nên người, trở thành tài, thành một nghệ sỹ Pianô nổi tiếng. Tôi thường nghĩ rằng ở Việt Nam mình có hai nghệ sỹ pianô nổi tiếng thế giới được nhiều người hâm mộ đó là Đặng thái Sơn và Bích Trà.

gia đình nổi tiếng

Tuy không am hiểu gì nhiều, nhưng tôi vẫn rất thích nghe nhạc cổ điển. Một lần, tôi  đến nghe Bích Trà biểu diễn ở nhà hát lớn Hà Nội. Cả nhà hát lặng phắc trong tiếng đàn du dương trầm bổng. Tôi thích nhấtlà bản Concento số 3 dành cho Pianô của Rachmaninoff. Tôi nghe như nghetiếng mưa nhẹ nhàng, man mát, tiếng ti tách của mầm cây, tiếng cựa mình của lá …trong những đêm tôi nằm một mình, nghe tiếng đất trời ở nhà vườn Sóc Sơn.  Khi GS Bích Ngọc mất, chị Trà Giang rất buồn. Nhiều lúc tôi muốn nói với chị rằng, sao chị không động viên cháu Bích Trà về nước.Nhưng, rồi, tôi lại nghĩ, NSND Trà Giang, người đã đi qua thử thách trong khói lửa của hai chiến tranh với nhiều vai diễn nổi tiếng trong những bộ phim nổi tiếng như “ Chị Tư Hậu”; “ Vĩ tuyến 17 ngày và đêm” …Là diễn viên Việt Nam đầu tiên được giải thưởng quốc tế, đã từng là nghĩ sỹ quốc hội nhiều khóa, người phụ nữ có đôi mắt biết nói ấy  luôn tỏa sáng trên bầu trời điện ảnh nước nhà chắc sẽ biết mình phải làm gì …

Quả đúng như thế, chị đã chọn cây bút vẽ để làm vợi nỗi buồn phải xa con –tôi nghĩ vậy.Những bức tranh của chị thấm đẫm một nỗi buồn tinh khiết. Nỗi buồn mất chồng, xa con, nỗi buồn muôn thủa của người nghệ sỹ lớn  Bây giờ, trong nhà tôi, ngoài những bức tranh của con gái tôi, cháu Dương anh Xuân vẽ, một số bức tranh của các danh họa thế giới, tôi treo tranh chị Trà Giang  Những bức tranh chị tặng tôi. Cả những bức tôi mua của chị. 

Có một bức tranh chị vẽ đôi dày, mỗi lần ngắm, tôi lại rùng mình, tôi có cảm tưởng như đó là tất cả nỗi buồn ngơ ngác của thế gian này trước sự vô định của cuộc đời.  Hôm chị bay ra Hà Nội đưa tiễn đạo diễn Bạch Diệp về nơi an nghỉ cuối cùng  chị điện cho tôi báo tin Bích Trà sắp về Việt Nam biểu diễn.
Chuyện gia đình NSND Trà Giang chính là chuyện một gia đình nghệ sỹ, một gia đình nghệ sỹ tiêu biểu ở Việt Nam trong đó tất cả  các thành viên trong gia đình suốt  đời hy sinh vì nghệ thuật. Vợ chồng chị Trà Giang đã nuôi con thành tài và tôi nghĩ rằng trong mọi sự hy sinh thì sự hy sinh vì hạnh phúc gia đình trong đó có sự hy sinh tình cảm có lẽ là hy sinh lớn nhất và  khó nhất mà không phải người mẹ nào cũng có thể vượt qua?!

Dương Kỳ Anh

Nhà vườn Sóc Sơn mùa thu 2013


 


Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang