Nhận diện vũ khí 'rồng lửa' của Trung Quốc khiến mọi đối thủ e ngại

author 22:30 29/07/2017

(VietQ.vn) - Đây là loại vũ khí cực kỳ uy lực có thể đánh chặn tên lửa điều khiển bằng phản xạ hoặc bom điều khiển chính xác với mức sai lệch thấp.

Sự kiện: Vũ khí quân sự nổi tiếng thế giới

Tên lửa phòng không HQ-16 hay gọi là Hồng Kỳ-16 do Tập đoàn Khoa học Kỹ thuật Vũ trụ Trung Quốc (CASC) phụ trách nghiên cứu chế tạo từ tháng 7/1999. Đến năm 2009 chính thức công khai hóa trong lễ duyệt binh mừng quốc khánh của Trung Quốc.

Hiện nay, phiên bản HQ-16 đã được biên chế chính thức cho lực lượng phòng không của Quân đội Trung Quốc, trong khi đó biến thể dùng để xuất khẩu được gọi là Liệp Ưng-80 (LY-80).

Một hệ thống hoàn chỉnh của tên lửa đất đối không Hồng Kỳ-16 gồm: 1 xe radar tìm bắt mục tiêu; 1 xe chỉ huy; 3 xe radar chở và điều khiển hỏa lực.

Tên lửa phòng không HQ-16 của Trung Quốc 

Xe radar điều khiển hỏa lực Hồng Kỳ-16 sử dụng anten radar điều khiển bị động bước sóng X. Radar này có cự ly lớn nhất khi tìm bắt mục tiêu là 100km, cự ly khóa mục tiêu của máy bay chiến đấu là 85km, góc phương vị tìm bắt mục tiêu của radar là mỗi bên phải trái 450, góc tà từ 00 – 700, bàn đế radar có thể xoay tròn 3600, khóa chặt được 8 mục tiêu, đồng thời dẫn đường cho 8 tên lửa tấn công 4 mục tiêu.

Tên lửa Hồng Kỳ-16 dài 5,01m; đường kính quả đạn (không kể phần cánh) 40cm; nặng 615kg; trọng lượng cả ống phóng tổng cộng 1.300kg; đầu đạn tên lửa nặng 70kg; tốc độ tối đa của tên lửa là 1.200m/s (khoảng 4M), tốc độ bay bình quân 750m/s (khoảng 2,2M).

Phần đầu đạn sát thương của tên lửa sử dụng các mảnh nổ phá kiểu 2 lớp, lớp thứ nhất có tổng cộng 4.000 mảnh, mỗi mảnh nặng 8,1gr; lớp thứ hai sử dụng kiểu 4 cạnh với khoảng 1.500 - 2.000 mảnh, mỗi mảnh nặng 2,3gr. Mảnh nổ phá có trọng lượng khá lớn bố trí ở lớp ngoài, loại mảnh nhỏ bố trí lớp bên trong. Tầm bắn xa nhất của tên lửa là 42km, gần nhất 3km, tầm cao nhất 22 - 25km, tầm thấp nhất 15m.

Hồng Kỳ-16 sử dụng 4 cánh đuôi hình thang xếp theo hình chữ thập và 4 cánh lái hình tam giác, cánh đuôi thiết kế kiểu gấp, có thể cụp vào xòe ra. Ưu điểm của kiểu cánh này là nâng cao tính cơ động và tầm bắn của tên lửa, tạo thêm lực nâng và động năng, đồng thời làm cho kết cấu quả đạn chắc chắn hơn. Đây là kiểu thiết kế rất thường gặp trên tên lửa phòng không tầm trung và tầm xa phóng từ trên bộ cũng như từ tàu chiến. Tên lửa được đặt trong ống phóng ở trạng thái chân không, trong tình huống không cần bảo dưỡng thêm có thể cất trữ 10 năm, nếu được bảo dưỡng định kỳ có thể kéo dài 15 năm.

Quỹ đạo bay của tên lửa Hồng Kỳ-16 rất giống với tên lửa đất đối không 9M38 của Nga. Đầu tiên đều nhanh chóng phóng lên cao, sau đó hạ xuống thấp tấn công mục tiêu, có thể đánh chặn máy bay chiến đấu ở cự ly ngoài 40km. Đối với tên lửa hành trình bay ở độ cao 50m, tốc độ 300m/s, có thể đánh chặn ở cự ly trong khoảng 3,5 - 12km. Xác suất đánh chặn được máy bay của 1 quả tên lửa là 0,8; đối với tên lửa hành trình là 0,65. Ngoài ra, Hồng Kỳ-16 cũng có thể đánh chặn tên lửa điều khiển bằng phản xạ hoặc bom điều khiển chính xác với mức sai lệch trúng mục tiêu bay thông thường khống chế trong vòng 2m.

Mới đây, Trung Quốc đã đưa vào trực chiến ít nhất là một tiểu đoàn tên lửa phòng không HQ-16A. Đây là một biến thể mặt đất của hệ thống tên lửa HQ-16 được sử dụng trên các tàu chiến, sử dụng bệ phóng thẳng đứng.

HQ-16A là phiên bản được phát triển theo giấp phép dựa trên hệ thống tên lửa phòng không Buk M2 của Nga. Buk M2 là phiên bản mới nhất của tên lửa SAM-6, vốn đã chứng minh tính hiệu quả trong cuộc chiến tranh Arab-Israel năm 1973.

HQ-16A được trang bị các tên lửa phòng không М2E có trọng lượng 328 kg, tầm bắn 40 km. Bệ phóng tự hành mang 4 tên lửa để trong container vận chuyển kiêm ống phóng. Radar của hệ thống có khả năng phát hiện mục tiêu ở cự ly trên 150 km. Hệ thống có thể tiêu diệt mục tiêu bay ở độ cao từ 100-10.000 m.

Lê Cao (T/h)

 

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang