Nhãn hàng tiêu dùng mới tăng trưởng âm

author 07:26 03/05/2013

(VietQ.vn) - Sự tăng trưởng và phát triển của các nhãn hàng mới trong mặt hàng tiêu dùng ở Việt Nam có bước chậm lại do nhiều nguyên nhân khác nhau.

Do ảnh hưởng của tình hình suy giảm kinh tế, sức mua chậm lại, hàng tồn kho lớn cộng với cạnh tranh mạnh mẽ từ nhãn hàng riêng của các siêu thị, trung tâm thương mại, tốc độ tăng trưởng nhãn hàng mới của mặt hàng tiêu dùng tại Việt Nam có dấu hiệu chậm lại, tăng trưởng "âm".

Những thương hiệu, nhãn hàng hàng đầu thế giới đã đổ bộ vào Việt Nam. Ảnh: N. M

Số liệu thống kê của tạp chí CampaignAsia cho thấy, tỷ lệ tung nhãn hàng mới của các doanh nghiệp tại thị trường Việt Nam giảm đáng kể trong năm 2012 so với 2011 như tỉ lệ này ở nhóm hàng kem đánh răng giảm còn 13% so với 29%, chất tẩy rửa từ 41% giảm còn 35%, bia giảm từ 42% còn 14%...

Cụ thể, bảng so sánh nhãn hàng mới giữa năm 2011 và năm 2012 do CampaignAsia công bố:

Danh mục

2011

2012

Bia

42

14

Thuốc lá

16

11

Chất tẩy rửa

41

35

Dầu gội

33

20

Sữa RTD

33

22

Bánh

44

31

Kem đánh răng

29

13

Tã trẻ em

17

32

Mặc dù tốc độ tăng trưởng chậm, nhưng theo các chuyên gia kinh tế, mức tăng trưởng 2 chữ số mặt hàng tiêu dùng nhanh của Việt Nam vẫn là mơ ước của nhiều quốc gia Đông Nam Á, châu Âu và Hoa Kỳ.

Tốc độ tăng trưởng chậm như nói trên cũng cần được báo động và kỳ vọng nó sẽ giảm bớt trong vài năm tới khi sức mua của người tiêu dùng hàng Việt Nam vẫn tiềm năng và các doanh nghiệp hàng tiêu dùng không thể bỏ qua.

Đối với nhiều nhà sản xuất, chiến lược gia nhập thị trường tại Việt Nam vẫn còn khá mới mẻ. Nhiều công ty vẫn đang trông đợi tăng trưởng nhanh do sự mở rộng về địa lý và tăng tính hữu dụng. Một vấn đề lo ngại là việc dùng giá như công cụ để thu hút người mua hàng. Điều này đang tạo nên tình trạng “nghiện khuyến mãi”, đe dọa tăng trưởng lợi nhuận dài hạn.

Nhãn hàng của doanh nghiệp Việt Nam đang được người tiêu dùng ưa chuộng hơn so với các nhãn hàng nước ngoài. Ảnh: N. M

Một kỳ vọng khác cũng được các chuyên gia đặc biệt nhắc đến là số người có thu nhập khá ở Việt Nam ngày càng tăng. Dân số tầng lớp trung lưu dự kiến sẽ tăng từ 8 triệu người trong năm 2012 lên 44 triệu người vào năm 2020, và tiêu dùng sẽ đạt 310 tỉ USD trong năm 2020 - theo OECD.

Sự tăng trưởng chậm của nhãn hàng tiêu dùng nhanh cũng có lý do từ việc các nhãn hàng riêng của siêu thị, trung tâm thương mại bành trướng và "chèn ép". Ông Darin Williams - Giám đốc điều hành Công ty nghiên cứu thị trường Nielsen Việt Nam cho rằng, sự phát triển của các nhãn hàng riêng ở thị trường Việt Nam là một xu hướng tốt và tiếp tục là xu hướng trong thời gian tới. Tuy nhiên, sự phát triển cũng chưa bằng ở thị trường Thái Lan và các thị trường trong khu vực khác. Một trong những yếu tố hỗ trợ sự phát triển của các nhãn hàng riêng ở Việt Nam là sự nhận biết và niềm tin của người tiêu dùng về các loại sản phẩm này đã tăng cao.

"Một trong những cơ sở để đưa ra dự báo kể trên là mức tăng trưởng của các kênh thương mại hiện đại ở thị trường Việt Nam. Một khi Saigon Co.op, Big C, Metro Cash & Carry và các doanh nghiệp khác tiếp tục mở thêm nhiều siêu thị, trung tâm bán sỉ và lẻ, và họ dành nhiều chỗ cho các nhãn hàng riêng thì các dòng sản phẩm của họ sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh", ông Darin Williams cho biết.

Ông Darin Williams cũng cho biết, lạm phát có ảnh hưởng đến sức mua và liên quan đến việc phát triển hàng nhãn tiêu dùng mới và kể cả nhãn hàng riêng tại các thị trường, bao gồm Việt Nam. Trong giai đoạn người tiêu dùng phải cân nhắc kỹ kế hoạch chi tiêu, họ có xu hướng tìm mua các sản phẩm có giá thấp hơn và hàng nhãn riêng lại có lợi thế về giá. Tại Việt Nam, Saigon Co.op, Big C, Metro Cash & Carry là các doanh nghiệp đã bán hàng nhãn riêng tại các siêu thị, trung tâm bán lẻ, bán sỉ.

Chỉ riêng Saigon Co.op đang bày bán khoảng 150 mặt hàng thiết yếu với nhãn riêng là SGC và Co.opMart như gạo, nước mắm, bún gạo, trà, trứng, bánh tráng, thịt nguội, giò lụa, đồ hộp, hóa phẩm, đồ dùng trong nhà, hàng may mặc tại hệ thống siêu thị của hợp tác xã này.thống siêu thị của hợp tác xã này.

Giờ các nhãn hàng của Bia Sài Gòn không chỉ nổi tiếng trong nước mà còn vươn ra thế giới. Ảnh: N. M
Nhãn hàng của Bia Sài Gòn không chỉ nổi tiếng trong nước mà còn vươn ra thế giới. Ảnh: N. M

Một trong những dấu hiệu cho thấy sự giảm nhanh của các nhãn hàng tiêu dùng mới là gần đây số nhãn hiệu bia Việt và quốc tế có mặt tại Việt Nam gia tăng chóng mặt. Tại các siêu thị, cửa hàng bán lẻ... bia ngoại nhập được bày bán phổ biến như các thương hiệu bia sản xuất trong nước. Các loại bia như Corona, Budweiser, Bit Burger, Leffe Brown, Hoegaarden White, MOA, Cooper, Bavaria... xuất xứ Mexico, Đức, Bỉ, Hà Lan... đã trở nên quen thuộc với nhiều người, cho dù giá các loại bia này cao gấp 2 - 3 lần so với bia sản xuất trong nước.

Ông Michel de Carvalho, chủ sở hữu thương hiệu bia Heineken, đã tỏ ra ngạc nhiên về tốc độ tiêu thụ nhãn hiệu bia này tại Việt Nam. Trong năm 2010 người Việt đã uống hơn 200 triệu lít bia nhãn hiệu này, chỉ sau Mỹ, Pháp trong danh sách 170 thị trường trên thế giới mà dòng bia này có mặt.

"Khả năng đến năm 2015 VN sẽ trở thành thị trường tiêu thụ bia Heineken... lớn nhất thế giới", ông Michel de Carvalho dự báo.

Cùng với sự tăng trưởng vượt trội của các nhãn hàng bia ngoại ở Việt Nam là một loạt thương hiệu bia nội địa nổi tiếng hiện là Tổng công ty Bia rượu nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) với các nhãn hàng “333”, “Sài Gòn xanh”, “Sài Gòn đỏ”, “Saigon Special”... tăng trưởng và phát triển mạnh.

Tuy nhiên, dù có phát triển mạnh tới đâu, các nhãn hàng bia mới cũng đang có xu hướng phát triển chậm lại trên thị trường Việt Nam do nhiều yếu tố tác động từ tình hình kinh tế khó khăn. Điều đó cũng là viễn cảnh chung của sự phát triển chậm lại của các nhãn hàng tiêu dùng mới ở nước ta hiện nay.

Nguyễn Nam

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang