Nhân loại hãy cảnh báo và ngăn chặn mất an toàn thông tin

author 12:22 29/10/2014

(VietQ.vn) - Đó là nhận định của Phó thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam tại Diễn đàn cấp cao Công nghệ thông tin (CNTT) Việt Nam - ASOCIO 2014 khai mạc sáng nay (29/10) tại Hà Nội.

Sự kiện: Chuyên đề: NÂNG CAO NĂNG SUẤT CHẤT LƯỢNG

Phó thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam cho rằng, thế giới ngày hôm nay đang thay đổi rất nhanh chóng, bên cạnh những xu thế hòa bình, hợp tác, phát triển là không thể đảo ngược, đó đây vẫn còn rất nhiều vấn đề. Đó là các nguy cơ xung đột tiềm ẩn, dịch bệnh, biến đổi khí hậu. Nhất là sau khủng hoảng từ 1998 đến nay, trong rất nhiều diễn đàn khu vực và thế giới, nhiều câu hỏi đã được đặt ra, thế giới hôm nay như vậy, ngày mai thế nào? Làm thế nào để từng quốc gia, từng khu vực và cả thế giới tìm ra động lực phát triển mới? Rất nhiều chính khách, nhà khoa học, nhà quân sự, nhà kinh tế đều đã nêu quan điểm của mình, mỗi người một góc nhìn nhưng đều chung nhau ở một số điểm, đó là phải tăng cường liên kết giữa các quốc gia, châu lục để cùng chia sẻ trách nhiệm, tận dụng cơ hội.

Đó là mỗi một nền kinh tế, nền ngành sản xuất, đơn vị sản xuất phải không ngừng đổi mới, phải tái cấu trúc. Đó là không có cách nào khác phải thúc đẩy mạnh mẽ phát triển và đổi mới, đặc biệt là công nghệ thông tin để phát huy sáng tạo của của từng cá nhân và của toàn xã hội. Trong tất cả các điểm chung nhau đó, CNTT có vai trò vô cùng quan trọng. 

Phó thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam tại Diễn đàn cấp cao Công nghệ thông tin (CNTT) Việt Nam - ASOCIO 2014

Phó thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam tại Diễn đàn cấp cao Công nghệ thông tin (CNTT) Việt Nam - ASOCIO 2014. ẢNh: N. Nam

"Hay nhớ lại, vào những năm 1971, 1972, lần đầu tiên Arpanet được kết nối, tới năm 1994, Netscape Navigator đầu tiên được kết nối, ngay lúc đó, không ai có thể tưởng tượng được rằng, lúc này một người ngồi bên này bán cầu có thể nhìn, làm việc, nói chuyện như thật với người ở bên kia bán cầu. Không ai có thể tưởng được, bây giờ, mỗi ngày, mỗi năm có hàng triệu, hàng ngàn tỷ thư điện tử, điện thoại trao đổi trên thế giới. Hỏi tất cả trẻ em và người già, đều có một câu nói giống nhau là đông như kiến, nhiều như kiến. Không ai có thể tưởng tượng được, số bóng bán dẫn sản xuất một năm khoảng 4,4 tỷ tỷ chiếc. Khoảng 10 giờ, lượng trao đổi thông tin trao đổi với nhau qua mạng internet nhờ CNTT bằng toàn bộ lịch sử cộng lại", Phó thủ tướng Vũ Đức Đam nói.

Phó thủ tướng Vũ Đức Đam nhận định, thự tế trên cho thấy có sự phát triển quá nhanh và khi sự phát triển nhanh như vậy chúng ta không thể đứng ngoài cuộc được. Nếu chúng ta lỡ một năm trước đây, có thể lấy lại được nhưng ngày nay, nếu lỡ 1 tháng, 1 ngày nhiều khi không lấy lại được. Ngày xưa, nói CNTT là nói tới ứng dụng trong quân sự, vũ trụ và trong những thứ rất cao siêu.

 Ở Việt Nam bây giờ không còn chuyện lạ, ở vùng núi, trẻ con chăn trâu nói chuyện với nhau qua điện thoại. Giờ lên trên mạng, mọi người sẽ tìm thấy, muốn mua gì, bán gì từ những thứ như nông sản, sản phẩm nông nghiệp cũng có thể tìm thấy; tìm thấy thông tin cây trồng, vật nuôi mà mình mong muốn...

Cũng theo Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, CNTT là không thể thiếu, là động lực của động lực, các động lực như vẫn nói sẽ không thành động lực nếu không có CNTT, với sự hội tụ của tất nhiên, tất yếu của mạng xã hội, của những ứng dụng phân tích và điện toán đám mây như hiện nay sẽ tạo ra một nền tảng phát triển mới mà ở đó, mọi giá trị cá nhân được phát huy tối đa. Từ nông dân đến những làm khoa học, từ những người có điều kiện rất may mắn về giáo dục đến những người thiếu may mắn, bị khuyết tật đều có thể tìm thấy cơ hội của mình. Từ những quốc gia phát triển nhất về KHCN đến các quốc gia đang phát triển và còn rất nghèo, đều có thể bằng công nghệ thông tin để nâng cao sức cạnh tranh, đóng góp nhiều hơn cho chuỗi giá trị toàn cầu.

Châu Á và Châu Đại Dương không chỉ đông dân nhất mà hiện còn đang được đánh giá là năng động nhất. Châu Á cũng rất đặc biệt, là một châu lục có nhiều nền văn hóa khác nhau và hiện nay có mức độ phát triển cũng khác nhau. Có những quốc gia rất phát triển như Nhật Bản và có những nước còn rất nghèo. Châu Á cũng đang đứng trước cơ hội của mình.

Có một con số, nếu tính số người có thu nhập trên 100 triệu USD trở lên, ở châu Á, chưa kể ở Châu Đại Dương có 18 nghìn người, trong khi con số này ở châu Mỹ là 17 ngàn và ở châu Âu là 14 ngàn. Nhưng trong số 17 và 14 ngàn của các châu lục nói trên, có bao nhiêu người làm nên tài sản đó là ở châu Á. 

ASOCIO 2014 thu hút khách mời tới từ 20 quốc gia thuộc châu Á và Châu Đại Dương tham gia

ASOCIO 2014 thu hút khách mời tới từ 20 quốc gia thuộc châu Á và Châu Đại Dương tham gia. Ảnh: N. N

Sự đa dạng giữa các quốc gia đang rất phát triển và các nước đang phát triển mở ra cơ hội mới để phát triển nhanh hơn. Các nước đang phát triển rất cần liên kết, rất cần công nghệ từ các nước phát triển. Nếu không có các nước phát triển, chỉ với những thị trường các nước phát triển, thế giới không thể đi như hiện nay.

"Với diễn đàn ASOCIO 2014, một lần nữa minh chứng rằng, các quốc gia hãy bắt tay nhau. Các ngành nghề hãy sát cánh cùng nhau, công nghệ nói chung và đặc biệt là CNTT sẽ mở ra một sự liên kết về không gian và thời gian, tạo ra cơ hội cho tất cả các cá nhân, trong đó đặc biệt là những người vốn từ trước tới nay chịu nhiều thiệt thòi như những người nông dân, có thể vươn lên, chia sẻ thành tựu phát triển. Tôi có một niềm tin, không riêng với CNTT ở Việt Nam, châu Á, Châu Đại Dương mà cả thế giới, thế giới đang thay đổi và CNTT đang làm cho thế giới thay đổi theo một chiều hướng tốt đẹp", Phó thủ tướng Vũ Đức Đam cho biết.

Phó Thủ tướng cũng lưu ý, chúng ta cũng không bao giờ nên quên mặt trái của vấn đề, CNTT đi vào tất cả mọi ngõ ngách của cuộc sống, gần như bây giờ sống với CNTT, internet như một nhu cầu thường nhật. Nếu có ai đặt câu hỏi rằng, trước đây nếu không có máy hơi nước, điện... nền văn minh nhân loại sẽ như thế nào. Nhưng có một câu hỏi thế giới không có CNTT sẽ ra sao? điều đó cũng có nghĩa rằng, vấn đề cá nhân, những vấn đề an toàn, an ninh của từng tổ chức kinh tế, thậm chí của cả quốc gia, toàn thế giới luôn luôn bị rình rập. Các mã độc hại, những cuộc tấn công có dụng ý, hay không dụng ý rõ ràng đã gây thiệt hại rất nhiều cho tất cả các quốc gia.

Thực tế cho thấy, những người đang gây mất an toàn an ninh mạng hàng năm gây thiệt hại khoảng 400 – 600 tỷ USD. Các con số này chưa biết có chính xác không nhưng một điều chắc chắn rằng, nếu chúng ta không nỗ lực với việc đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong tất cả các mặt của đời sống, không gắn chặt với nỗ lực đẩy lùi những hành vi gây mất an toàn an ninh mạng, hậu quả sẽ rất khôn lường.

Cộng đồng CNTT vì tương lai của chính mình và của nhân loại hãy luôn luôn cảnh báo và cùng nhau nỗ lực để ngăn chặn mọi hành vi của mọi thế lực gây mất an toàn an ninh thông tin. Chỉ có như vậy CNTT mới khơi dậy được lòng sáng tạo, chắp cánh được cho những ước mơ và thế giới sẽ thấy Việt Nam phát triển mạnh hơn, thay đổi nông nghiệp, nông thôn Việt Nam từ những gì CNTT mang lại, hướng tới một tương lai tươi đẹp.

Nguyễn Nam (ghi)

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang