Nhận 'tối hậu thư' di dời khẩn cấp, nhà thuyền hồ Tây nói gì?

authorKhánh Hồng 07:49 17/02/2017

(VietQ.vn) - Nhà thuyền Hồ Tây nguyện vọng được bù đắp trước nguy cơ bị thiệt hại tiền tỷ.

Theo VOV, tổng cộng là 14 doanh nghiệp đang kinh doanh trên phạm vi mặt nước Hồ Tây. Những chủ doanh nghiệp này đang đứng trước nguy cơ bị thiệt hại tiền tỷ khi Hồ Tây đóng cửa. Giới kinh doanh bị ảnh hưởng ở Hồ Tây cho rằng thiếu hài hòa lợi ích Nhà nước và doanh nghiệp, đạt lý nhưng cũng phải thấu tình.

Doanh nghiệp đồng tình với chủ trương của thành phố và nghiêm chỉnh chấp hành. Hiện, doanh nghiệp đang phải làm báo cáo tài chính thuê công ty thẩm định tài chính để trình thành phố xem xét, nguyện vọng bù đắp thiệt hại cuối cùng. Trong số này có tàu được cấp giấy phép hoạt động kinh doanh là 30 năm.

VOV dẫn lời bà Lê Thị Minh Phương, Giám đốc Công ty Cổ phần Hồ Tây, cho hay, Công ty được UBND Hà Nội cấp phép hoạt động kinh doanh trên mặt nước khu vực Hồ Tây từ năm 2001 trong thời hạn 30 năm (đến nay mới hoạt động được 16 năm) song lại bị yêu cầu di dời khẩn cấp mà chưa chốt được phương án bồi thường là chưa thực sự phù hợp.

nhan-toi-hau-thu-di-doi-khan-cap-nha-thuyen-ho-tay-noi-gi

 Các nhà thuyền Hồ Tây được yêu cầu di dời khẩn cấp. Ảnh: Tiền Phong

Hiện doanh nghiệp này đang đóng cọc khu vực Đầm Bẩy để di dời thuyền về. "Nhưng việc di dời về Đầm Bẩy cũng chỉ là giải pháp tình thể, để thuyền lưu trú tạm chứ chưa chắc đã được hoạt động", bà Phương lo lắng cho biết.

Các doanh nghiệp cho biết, theo quyết định của UBND TP Hà Nội, những doanh nghiệp đang hoạt động tại khu vực Hồ Tây, nếu có giấy phép hoạt động,  chủ trương của thành phố là sẽ di dời cho doanh nghiệp về bến mới, dự kiến khu vực Đầm Bẩy song việc di chuyển về bến mới này được giao cho Sở GT-VT Hà Nội thiết kế mẫu cầu, phê duyệt sau đó giao cho các doanh nghiệp tự thực hiện.

Nhưng các doanh nghiệp lúng túng trong việc chuyển đi như  thông báo của thành phố Hà Nội vì chưa nhận được thiết kế cầu bến được phê duyệt.

Liên quan đến sự việc, sáng 16/2, UBND phường Thụy Khuê, Hà Nội đã có cuộc làm việc với các chủ du thuyền, nhà nổi ở khu vực bến thủy Hồ Tây về việc tháo dỡ, di dời để cải tạo hồ.

Tại buổi làm việc, TTXVN cho hay, ông Vũ Bá Đông, Phó chủ tịch UBND phường đề nghị các đơn vị thực hiện nghiêm túc việc dừng hoạt động kinh doanh tự động tháo dỡ cầu dẫn, sàn cứng xong trước ngày 20/2. Nếu quá thời hạn này, phường sẽ báo cáo quận để có phương án xử lý.

Lãnh đạo phường Thụy Khuê cho rằng, đây là xử lý vi phạm chứ không phải giải phóng mặt bằng nên sẽ không có chuyện bồi thường.

Ông Nguyễn Anh Tuấn (Phó trưởng ban quản lý hồ Tây) cho biết, qua cuộc kiểm tra của đoàn liên ngành, giấy phép hoạt động bến thủy nội địa của tất cả các công trình từ số 2 đến số 10 Nguyễn Đình Thi đã hết hạn; đăng kiểm của một số phương tiện cũng đã hết hạn, báo VnExpress đưa tin.

Được biết, trước đó, ngày 7/2, UBND thành phố Hà Nội ra thông báo số 38/TB-UBND.

Giá vàng hôm nay 17/2: Giá vàng vụt tăng mạnh (VietQ.vn) - Giá vàng hôm nay 17/2 trên thị trường thế giới tăng mạnh trong xu hướng tăng ngắn hạn do được hỗ trợ bởi chỉ số đô la Mỹ thấp hơn và chứng khoản giảm nhẹ.

Thông báo của UBND thành phố Hà Nội yêu cầu chấm dứt hoàn toàn hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ, văn hóa, thể thao du lịch, vui chơi giải trí, nuôi trồng, khai thác thủy sản trong phạm vi quản lý hồ Tây; xác định vị trí tập kết và tổ chức di chuyển các tàu, thuyền, phương tiện nổi về một vị trí tập kết; xây dựng kế hoạch tháo dỡ, di dời triệt để các phương tiện này khỏi hồ Tây; tháo dỡ các cầu dẫn, sàn nổi trên hồ Tây (hoàn thành trong quý 1/2017).

Ngày 7/2, UBND phường Thụy Khuê, quận Tây Hồ đã ban hành thông báo gửi các doanh nghiệp du thuyền, nhà hàng nổi trên hồ Tây, yêu cầu tháo dỡ các công trình vi phạm trật tự xây dựng trước 16h ngày 9/2. Tuy nhiên, theo Thanh Niên, nhiều du thuyền vẫn hoạt động tấp nập, các tàu thuyền bỏ hoang vẫn không được di dời.

Khánh Hồng (T/h)

 

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang