Thế kỷ XVI, Nhật Bản làm gì để Hội An có tiềm năng du lịch như ngày nay?

author 06:10 06/06/2017

(VietQ.vn) - Từ thế kỷ XVI, Nhật Bản đã làm cho Hội An, một thương cảng của Việt Nam thành một trong những nơi buôn bán sầm uất, trên bến dưới thuyền ở châu Á.

Từ thế kỷ XVI, nhiều thương nhân Nhật Bản đã vượt đại dương đến định cư làm ăn tại thương cảng Faifo (Hội An) sầm uất. 

Do sự hấp dẫn của cảng thị này và sự hình thành từ trước của “con đường tơ lụa” và “con đường gốm sứ” trên biển, thương nhân các quốc gia Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Xiêm (Thái Lan), Bồ Đào Nha, Hà Lan, Anh, Pháp… tấp nập tới Hội An để thực hiện giao thương.

Khoảng năm 1617, phố Nhật Bản ở Hội An được hình thành và phát triển cực thịnh trong đầu thế kỷ 17. Qua bức họa Giao Chỉ quốc mậu dịch độ hải đồ của Chaya Shinroku, có thể thấy khu phố người Nhật với những công trình kết cấu gỗ hai, ba tầng. Thuyền trưởng người Hà Lan Delft Haven ghi lại năm 1651, Hội An khi đó có khoảng 60 căn nhà của người Nhật nơi dọc bờ sông, nhà cửa xây bằng đá để tránh hỏa hoạn, nằm sát vách nhau.

 Chùa Cầu là một trong những công trình kiến trúc Nhật Bản nổi tiếng ở Hội An. Ảnh: Internet

 Chùa Cầu là một trong những công trình kiến trúc Nhật Bản nổi tiếng ở Hội An. Ảnh: Internet

Trong thời kỳ này, Hội An là đô thị và thương cảng quốc tế phồn vinh bậc nhất cả nước và khu vực Đông Nam Á, là cơ sở kinh tế quan trọng cho các vua chúa Nguyễn ở Đàng Trong. Các khu nhà ở của kiều dân, đặc biệt là khu định cư của người Nhật tách khỏi phần còn lại của thương cảng bằng 1 cây cầu – đã xuất hiện khi các thương nhân bỏ lại những người đại diện ở lại để chờ hướng gió thuận lợi rồi mới quay về.

Từ cuối thế kỷ 19, do nhiều yếu tố bất lợi khác nhau như chính sách bế quan tỏa cảng của vua Nguyễn, sự xuất hiện của Đà Nẵng và đầu tư của Pháp vào thương cảng này đã khiến cho Hội An suy thoái dần và đánh mất đi vị thế của mình. Tuy nhiên, trong cái rủi cũng có cái may, chính nhờ thoát khỏi trung tâm của sự chú ý, Hội An đã tránh được quá trình “đô thị hóa” và bảo tồn được một quần thể kiến trúc đô thị cổ hết sức độc đáo, tuyệt vời cho đến ngày nay. Qua 400 năm, người Nhật để lại nơi đây nhiều công trình kiến trúc mang đậm nét văn hóa Nhật.

Ngày 4/12/1999, UNESCO công nhận Hội An là một trong các di sản Văn hóa thế giới. Dù không còn là một thương cảng lớn như thời kỳ hưng thịnh, Hội An đã trở thành trung tâm du lịch của không chỉ các tỉnh miền Trung mà của cả nước. 

Đô thị cổ Hội An ngày nay được xem như độc nhất vô nhị đang được bảo tồn gần như nguyên vẹn cả một quần thể di tích cổ vô cùng độc đáo và phong phú.

Hội An được công nhận là thủ phủ ẩm thực của Việt Nam(VietQ.vn) - Tối ngày 22/3, trong đêm khai mạc Liên hoan Ẩm thực Quốc tế Hội An 2017, Hội An chính thức được công nhận là thủ phủ ẩm thực mới của Việt Nam.

Chiếc cầu cổ duy nhất còn lại ở Hội An ngày nay là Chùa Cầu, còn có tên gọi khác là Cầu Nhật Bản. Cây cầu này dài khoảng 18 mét, bắc qua một lạch nước nhỏ chảy ra sông Thu Bồn, nối liền đường Trần Phú với đường Nguyễn Thị Minh KhaiTheo sự tích kể lại thì Cầu Nhật Bản được xây dựng vào năm 1593, nhưng không có một cơ sở chính xác nào để khẳng định điều này. Trong Thiên Nam tứ chí lộ đồ năm 1630, cái tên "Hội An Kiều" và hình ảnh một cây cầu có mái đã xuất hiện. Nhà sư Thích Đại Sán cũng nhắc tới cái tên "Nhật Bản Kiều" trong cuốn Hải ngoại ký sự năm 1695Trải qua rất nhiều lần trùng tu, hình dáng cây cầu đã bị thay đổi nhiều, dáng vẻ ngày nay được hình thành trong những lần sửa chữa vào thế kỷ 18 và 19. Những trang trí bằng mảnh sứ tráng men hay đĩa sứ là biểu hiện đặc trưng của kiến trúc thời Nguyễn.

Đô thị cổ Hội An may mắn còn được lưu giữ một quần thể di tích kiến trúc hết sức phong phú và tuyệt mỹ của các nước Nhật. Trở thành địa điểm để du khách trong và ngoài nước tìm kiếm, khám phá và khơi nguồn sáng tạo.

Ánh Ngân

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang