Nhật Bản nâng cao năng suất lao động ngăn chặn suy giảm kinh tế

author 23:12 02/02/2015

(VietQ.vn) - Sự thịnh vượng trong tương lai của Nhật Bản sẽ phụ thuộc vào việc nâng cao năng suất lao động mà hiện tại Nhật bản đang rơi vào tình trạng tụt hậu so với các nước công nghiệp phát triển khác.

Sự kiện: Chuyên đề: NÂNG CAO NĂNG SUẤT CHẤT LƯỢNG

Sự thịnh vượng trong tương lai của Nhật Bản sẽ phụ thuộc vào việc nâng cao năng suất lao động mà hiện tại Nhật đang rơi vào tình trạng tụt hậu so với các nước công nghiệp phát triển khác, theo báo cáo của Viện McKinsey Global. Báo cáo thúc giục các công ty Nhật làm tăng khả năng cạnh tranh của mình bằng cách sử dụng hiệu quả hơn nguồn nhân lực.

Dân số khoảng 127 triệu người của Nhật Bản đã bắt đầu giảm vào năm 2011 và nhanh chóng trở thành dân số già. Đây là một xu hướng nhìn thấy ở nhiều nước công nghiệp phát triển. Năng suất lao động trong cả nước hay năng suất lao động mỗi giờ ở Nhật Bản đã tụt lại phía sau trong hầu hết các ngành công nghiệp, thâm chí là các ngành công nghiệp tiên tiến so với các nước phát triển khác. Điều này ảnh hưởng đến việc tăng lương cũng như việc giữ lợi nhuận đầu từ tương đối thấp ngay cả đối với những công ty lớn của Nhật Bản, theo báo cáo mới công bố gần đây.

Nhân viên công ty Nhật Bản ngồi cầu nguyện cho một năm kinh doanh tốt  tại đền Kanda Myojin

Nhân viên công ty Nhật Bản ngồi cầu nguyện cho một năm kinh doanh tốt  tại đền Kanda Myojin

Năng suất lao động của Nhật Bản tụt 32% đứng sau Đức và 29% đứng sau Mỹ. Khoảng cách này sẽ tăng lên khoảng 37% trong 10 năm tới và năng suất lao động sẽ tiếp tục trì trệ. "Nhiều rào cản và vướng mắc hạn chế tốc độ tăng trưởng đã không được áp dụng như quy định, chúng xuất phát từ những phương thức kinh doanh truyền thống”, theo bản báo cáo.

“Nhật Bản có thể đạt mục tiêu tăng năng suất lao động từ 50-70% bằng cách áp dụng các biện pháp được sử dụng trên toàn thế giới. Trong khi đó, hầu hết sự cải thiện duy trì được có thể bị quy chụp bằng cách triển khai các thiết bị công nghệ mới”.

Bản báo cáo gợi ý việc sử dụng hiệu quả nhân công nữ và người già, cải thiện tài chính cho những doanh nhân mới lập nghiệp cũng như việc tiếp cận tích cực hơn để giải quyết vấn đề thị trường toàn cầu là khiến các công ty quản lý trở nên toàn cầu hơn.

Đối với nền kinh tế trong tương lai của Nhật Bản, nếu không có bất cứ sự cải thiện nào, GDP bình quân đầu người của Nhật có khả năng sẽ giảm tới 32.000 USD xuống còn 46.736 USD năm 2002. Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã và đang thực hiện nâng cao năng lực cạnh tranh của đất nước. Đây là điều kiện tiên quyết trong chiến lược phát triển “Abenomics” của ông.  Đến nay, chiến lược này tập trung vào việc nới lỏng tiền tệ và thúc đẩy chi tiêu vào cách công trình công cộng.

Nhật Bản phải nâng cao năng suất lao động để ngăn chặn suy thoái kinh tế

Nhật Bản phải nâng cao năng suất lao động để ngăn chặn suy thoái kinh tế

"Các tập đoàn sản xuất ô tô như Toyota và Nissan đã làm tốt hơn so với một số ngành công nghiệp khác, đặc biệt là các nhà sản xuất thiết bị điện tử tiêu dùng đã khai thác vào các thị trưởng mới nổi với tốc độ tăng trưởng nhanh hơn”. Theo Georges Desvaux – đối tác quản lý của văn phòng Nhật bản McKinsey & Company - Nhật Bản có thể tập trung vào các chuyên môn mà họ làm tốt như chế tạo robot hay in ấn 3D để tăng lợi nhuận một cách đáng kể.

Với sự cạnh tranh từ Trung Quốc, Hàn Quốc, Đức và các quốc gia xuất khẩu lớn khác, các nhà sản xuất Nhật Bản đã tìm cách chắt bóp chi phí lao động, chủ yếu bằng cách chuyển các nhà máy ra nước ngoài và cắt giảm biên chế. Tuy nhiên, dựa vào lực lượng công nhân tạm thời và theo hợp đồng – những nhân công không được hưởng lợi ích xã hội hay triển vọng có một công việc lâu dài có thể làm ảnh hưởng đến năng suất làm việc, bản báo cáo nhấn mạnh. "Đây thực sự là một vấn đề đối với Nhật Bản do sự thiếu đầu tư vào nhân công”, Desvaux cho biết.

Loan Nguyễn


Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang