Nhiều địa phương xảy ra tình trạng giết mổ lợn bệnh 'tuồn' ra thị trường

author 16:12 13/04/2017

(VietQ.vn) - Trước tình trạng giết mổ lợn chết, lợn bệnh tồn tại ở nhiều địa phương, Bộ NN& PTNT ban hành văn bản cảnh báo tới các địa phương cần xử lý nghiêm tình trạng này.

Cụ thể, theo Bộ NN& PTNT, thời gian qua tình trạng giết mổ lợn chết, lợn bệnh để chế biến thực phẩm tại Vĩnh Phúc, Cao Bằng, Hưng Yên, Hải Dương, Quảng Ninh, Đồng Nai, Long An, Bến Tre.

Tình trạng giết mổ gia súc, gia cầm, chế biến sản phẩm động vật tại các cơ sở, địa điểm không có giấy phép hoạt động và không bảo đảm vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm hoặc không được kiểm soát thú y tại Hà Nam, Hà Tĩnh, TP. Hồ Chí Minh.

Việc tiêm thuốc an thần, bơm nước vào gia súc trước khi giết mổ để gian lận thương mại và gây ảnh hưởng sức khỏe người tiêu dùng tại Bình Dương, Bà Rịa Vũng Tàu, An Giang; Vứt xác động vật ra môi trường gây ô nhiễm môi trường và làm lây lan dịch bệnh động vật tại Hưng Yên, Cao Bằng.

Bộ NN&PTNT cảnh báo tình trạng giết mổ lợn chết, bệnh tuồn ra thị trường. Lao Động

Bộ NN&PTNT cảnh báo tình trạng giết mổ lợn chết, lợn bệnh để tuồn ra thị trường. Ảnh: Lao Động 

Nguyên nhân chính của tình trạng nêu trên là do công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm tại nhiều địa phương còn nhiều tồn tại, bất cập và chưa hiệu quả. Do đó, để sớm khắc phục những tồn tại, bất cập và chưa hiệu quả trong công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm về lĩnh vực thú y, an toàn thực phẩm, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT đề nghị Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các Bộ, ngành liên quan và các đơn vị thuộc Bộ tập trung triển khai công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm theo đúng quy định của Luật Thú y, Luật An toàn thực phẩm, các Nghị định của Chính phủ và Chỉ thị số 13/2016/CT-TTg ngày 9/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ về  việc tăng cường quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm. Trong đó, cần chú trọng một số nội dung chính sau:

UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các Sở, ngành liên quan và UBND cấp huyện, xã thực hiện các nội dung: Nghiêm cấm việc buôn bán, giết mổ động vật chết, mắc bệnh để sử dụng làm thực phẩm; vứt xác động vật ra ngoài môi trường theo quy định tại khoản 7, khoản 8, khoản 9 và khoản 18 Điều 13 của Luật Thú y.

Ngoài ra, cần tổ chức công tác thông tin tuyên truyền sâu rộng đến các tổ chức, cá nhân chăn nuôi, buôn bán, giết mổ động vật, chế biến, kinh doanh sản phẩm động vật không được giết mổ động vật bị chết, bị bệnh để chế biến làm thực phẩm hoặc liên kết với người buôn bán thịt gia súc, gia cầm để gian lận thương mại, biến động vật chết, mắc bệnh thành thực phẩm, đặc sản...; Không được vứt xác động vật ra môi trường. Khi phát hiện động vật chết, mắc bệnh phải khai báo với cơ quan thú y nơi gần nhất hoặc UBND cấp xã để kiểm tra.

Lý do ăn mẻ có nguy cơ độc ngang hóa chất(VietQ.vn) - Mẻ là gia vị của nhiều món ăn được người Việt chuộng nhưng vì đây là thực phẩm lên men nên cũng vô cùng độc hại nếu ăn mẻ không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

Để đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh cần bố trí địa điểm xử lý, tiêu hủy động vật chết, mắc bệnh. Chấn chỉnh công tác kiểm dịch vận chuyển tại các trạm kiểm dịch động vật đầu mối giao thông; tập trung kiểm tra các điểm thu gom tại các tỉnh để phát hiện gia súc bị bệnh hoặc không đảm bảo vệ sinh thú y.

Chấn chỉnh ngay công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm trong lĩnh vực thú y, an toàn thực phẩm; chủ động thanh tra, kiểm tra đột xuất các cơ sở giết mổ động vật, cơ sở sơ chế, chế biến, kho bảo quản sản phẩm động vật trên địa bàn.

Đặc biệt cần làm rõ trách nhiệm của người đứng đầu địa phương, đơn vị để xảy ra các vụ việc vi phạm pháp luật lĩnh vực thu y, an toàn thực phẩm trên địa bàn quản lý.

Cục Thú y chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan thành lập các đoàn thanh tra, kiểm tra, hướng dẫn địa phương thực hiện quy định về kiểm soát giết mổ động vật, kiểm tra vệ sinh thú y đảm bảo an toàn dịch bệnh, an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường sinh thái, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm; Tổng hợp những tồn tại, vướng mắc và vi phạm trong công tác quản lý giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y để báo cáo Bộ NN&PTNT xử lý kịp thời.

Thanh tra Bộ phối hợp với Cục Thú y tổ chức các đoàn thanh tra, kiểm tra đột xuất, nhằm phát hiện việc giết mổ động vật chết, mắc bệnh để chế biến làm thực phẩm; vứt xác động vật ra môi trường; giết mổ động vật không bảo đảm vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm để chấn chỉnh, xử lý kịp thời.

An Dương

 

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang