Nhiều lỗ hổng trong kinh doanh hàng hóa online

author 09:34 31/07/2020

(VietQ.vn) - Thông qua thu thập thông tin qua mạng xã hội, Đội QLTT số 1, Cục QLTT Hòa Bình đã phát hiện nhiều vi phạm trong kinh doanh hàng hóa online.

Cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Hòa Bình cho biết, trong công tác tăng cường thanh tra, kiểm tra, kiểm soát, đấu tranh phòng, chống buôn lậu, hàng giả, hàng cấm, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trong thương mại điện tử tại các địa bàn, lĩnh vực trọng điểm đến hết năm 2020, lực lượng QLTT trong tỉnh đã phát hiện và thu giữ nhiều hàng hóa có dấu hiệu vi phạm, nhất là thông qua kênh online.

 Lực lượng QLTT Hòa Bình kiểm tra kho hàng bán qua online. Cục QLTT Hòa Bình

Theo nhận định của lực lượng chức năng, hiện nay kinh doanh trực tuyến đã và đang trở thành xu hướng tăng vọt và hiệu quả hơn kinh doanh truyền thống. Hòa Bình cũng là một trong tỉnh có mảnh đất kinh doanh màu mỡ thu hút lượng lớn thị trường tiêu thụ hàng hóa đa sắc màu và đầy tiềm năng.

Tuy nhiên, nhận định từ nhiều góc độ kinh doanh online có nhiều dấu hiệu vi phạm về giả nhãn, nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ..., theo đó Đội QLTT số 1, Cục QLTT Hòa Bình luôn quyết liệt đẩy mạnh hơn công tác nắm bắt thông tin thị trường và địa bàn luôn là vấn đề được đặt lên hàng đầu. Bởi cho dù diễn ra trong môi trường truyền thống hay online, các hoạt động kinh doanh đều phải nằm ở một địa chỉ, địa điểm nào đó tiến hành kinh doanh.

Điển hình thời gian mới gần đây, qua thu thập thông tin qua mạng xã hội Đội QLTT số 1, Cục QLTT Hòa Bình đã khẩn trương phối hợp với Đội 3 Phòng PC03 Công an tỉnh Hòa Bình kiểm tra đột xuất 3 địa chỉ Facebook và phát hiện nhiều vi phạm kinh doanh hàng hóa online, cụ thể tại địa chỉ Facebook: Thoa Nguyễn do bà Nguyễn Thị Bích Thúy làm chủ, địa chỉ tổ 6, phường Thịnh Lang, thành phố Hòa Bình.

Tại thời điểm kiểm tra đã phát hiện hàng hóa 25 chiếc túi xách nữ, 55 chiếc túi xách nữ đeo chéo, 35 chiếc ví xầm tay nữ, 05 đôi giầy thể thao nam, 20 đôi giầy cao gót nữ, 10 chiếc gối massage, 20 đôi dép trẻ em vi phạm kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ và vi phạm về nhãn hàng hóa. Trị giá hàng hóa vi phạm 37.108.000 đồng, phạt tiền 9.750.000 đồng. Ngoài ra còn áp dụng hình thức xử phạt bổ sung tịch thu số hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ trên.

Bác sĩ cảnh báo- biến chứng nguy hiểm khi xăm môi không đảm báo tiêu chuẩn an toàn(VietQ.vn) - Hiện nay nhiều người lựa chọn xăm môi để thay thế son nhưng theo các bác sĩ thẩm mỹ, nếu không xăm theo đúng tiêu chuẩn an toàn dễ gây biến chứng khó lường.

Tại địa chỉ Facebook: Quách Thị Ngọc Anh do ông Lê Xuân Dân làm chủ, có địa chỉ tổ 7, phường Tân Hòa, thành phố Hòa Bình, Đoàn kiểm tra đã phát hiện hàng hóa gồm 120 giầy cao gót nữ, 200 đôi dép xăng đan nữ, 18 đôi giầy da nam, 50 đôi giầy thể thao nam, 04 đôi dép nam vi phạm về nguồn gốc, xuất xứ với tổng giá trị hàng hóa vi phạm 44.768.000 đồng, phạt tiền 12.500.000 đồng. Đồng thời áp dụng hình thức xử phạt bổ sung tịch thu toàn bộ số hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ nêu trên.

Lực lượng QLTT tiếp tục kiểm tra tại địa chỉ Facebook: Phạm Hoàn do bà Phạm Thị Hoàn làm chủ có địa chỉ phường Tân Thịnh, thành phố Hòa Bình. Tại thời điểm kiểm tra đã phát hiện hàng hóa gồm đèn tích điện 64 chiếc; ga chống thấm 15 chiếc; quạt tích điện mèo 240 chiếc vi phạm kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ, có tổng giá trị hàng hoá vi phạm 45.061.000 đồng; vi phạm nhãn hàng hóa và chuyển địa điểm kinh doanh nhưng không thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện, phạt tiền 27.000.000 đồng, tịch thu toàn bộ số hàng hóa vi phạm. Tổng số tiền xử phạt vi phạm hành chính tại 3 địa chỉ Facebook trên 49.250.000 đồng.

Trước những diễn biến phức tạp trên, Cục QLTT Hòa Bình luôn xác định mục tiêu đẩy mạnh công tác phòng, chống buôn lậu, hàng giả, hàng cấm, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đạt hiệu quả cao.

Đặc biệt, trong thời gian tới, Cục QLTT sẽ chỉ đạo các Đội QLTT tiếp tục thực hiện Kế hoạch số 429/KH-CQLTT về việc tăng cường thanh tra, kiểm tra, kiểm soát, đấu tranh phòng, chống buôn lậu, hàng giả, hàng cấm, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trong thương mại điện tử tại các địa bàn, lĩnh vực trọng điểm.

Liên quan tới công tác phòng chống và ngăn chặn hàng giả, hàng nhập lậu, hàng gian lận thương mại trên địa bàn tỉnh Hòa Bình, Ban Chỉ đạo 389 tỉnh Hòa Bình cho biết thêm, các cấp các ngành cần phải kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi buôn lậu, sản xuất kinh doanh hàng cấm, hàng giả, hàng kém chất lượng. Hàng hoá vi phạm về an toàn thực phẩm, hàng hoá vi phạm pháp luật về giá, gian lận thuế và các hành vi gian lận thương mại khác. Gắn công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật của Nhà nước về lĩnh vực thương mại đến các tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh và người tiêu dùng trong quá trình kiểm tra, kiểm soát. 

Tiếp tục thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả các giải pháp đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả theo tinh thần chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết số 41/NQ-CP ngày 09/6/2015 về việc đẩy mạnh công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong tình hình mới; Kế hoạch số 48/KH-BCĐ ngày 28/02/2020 của Ban Chỉ đạo 389 tỉnh về công tác phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả năm 2020.

Nắm vững diễn biến tình hình hoạt động luôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả theo lĩnh vực, địa bàn phụ trách để kịp thời phát hiện, nhận diện các vấn đề nổi cộm, các lĩnh vực mặt hàng vi phạm mới nổi để đấu tranh ngăn chặn.

Các lực lượng Công an, Quản lý thị trường, Tài chính, Khoa học - Công nghệ, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Y tế, Văn hoá - Thể thao và du lịch, Giao thông vận tải và các huyện, thành phố tăng cường phối hợp kiểm tra liên ngành việc chấp hành các quy định về chất lượng hàng hoá, nhất là hàng hoá thiết yếu, kiểm tra về giá, niêm yết giá hàng hoá; kiểm tra các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm, sản xuất, chế biến thực phẩm; tăng cường công tác kiểm tra, phòng chống dịch bệnh trên người và gia súc, gia cầm.

Các Ngành chức năng, Ban Chỉ đạo 389 các huyện, thành phố chủ động nắm bắt địa bàn, đối tượng, các tụ điểm, nơi tập kết hàng; thường xuyên phối hợp chia sẻ thông tin về đối tượng, mặt hàng mà các đối tượng thường buôn lậu, phương thức thủ đoạn, nhất là những thủ đoạn mới phát sinh. Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, địa bàn được phân công, phụ trách, quản lý, tổ chức thực hiện có hiệu quả công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.

Không ngừng đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động quần chúng Nhân dân tham gia tố giác các hành vi vi phạm pháp luật; tăng cường phối hợp với các hiệp hội, doanh nghiệp trong công tác thực thi pháp luật đấu tranh chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại; Triển khai các hoạt động thông tin, truyền thông về an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng thực phẩm nông lâm thủy.

An Dương

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang