"Nhịn" cả nước sạch để xây mộ tiền tỷ

author 11:09 24/10/2012

(VietQ.vn) – Trả phí khoảng 5 – 6 triệu, người dân nông thôn nhiều xã có thể được hưởng nước sạch.

Cần thêm vốn cấp nước sạch cho dân

Là một trong những tỉnh được tham gia Chương trình nước sạch và Vệ sinh nông thôn, đến nay, tỉnh Nam Định có 24 xã đã được hưởng nước sạch từ Chương trình này.

Người dân nông thôn nhiều nơi vẫn thiếu nước sạch. Ảnh: internet
Người dân nông thôn nhiều nơi vẫn thiếu nước sạch. 

Ông Vương Duy Nam, Giám đốc Công ty cổ phần Nước sạch và Vệ sinh nông thôn Nam Định cho biết, tổng vốn đầu tư cho 38 xã của tỉnh là gần 800 tỷ đồng, do ADB tài trợ gần 700 tỷ. 

Ông cho biết, theo Hiệp định tín dụng, công ty có chức năng chủ yếu là tiếp nhận, quản lý, khai thác nhà máy nước do dự án nước sạch nông thôn đầu tư và hoàn trả vốn vay.

Nhưng do công ty mới thành lập, các công trình của Dự án đến cuối 2011 mới bàn giao cho công ty khai thác nên doanh thu thấp, khấu hao lại cao. Giá bán nước và lượng nước người nông thôn sử dụng thấp nên cá doanh nghiệp như này gặp khó khăn khi thu hồi và hoàn trả vốn.

"Để cải thiện vấn đề này, đòi hỏi toàn hệ thống chính trị, xã hội phải tăng cường công tác thông tin, giáo dục truyền thống và phải có thời gian thì người dân mới nâng cao được nhận thức" - ông Nam cho biết.

Cũng giống như Nam Định, ngay giữa Hà Nội, nhiều nơi vẫn chưa được cấp nước sạch Trung tâm nước sạch của Hà Nội cho biết, nguyên nhân chủ yếu vẫn là thiếu kinh phí, vì để cấp nước về mỗi xã phải mất gần 20 tỷ và xã đó phải có đối ứng. Chí vì thế, nhiều công dân Thủ đô đến nay vẫn chưa được dùng nước sạch.

Cần thay đổi nhận thức của người dân

Với các xã được hưởng dự án nước sạch, mỗi hộ dân đóng góp 5 – 6 triệu, và phải có 70% hộ gia đình trong xã ủng hộ - ông Trần Ngọc Hiểu, giám đốc Trung tấm nước sạch và VSMT nông thông tỉnh Nam Định cho Chất lượng Việt Nam biết.

Tuy nhiên, nhiều gia đình vẫn tiếc số tiền này nên chưa ủng hộ chương trình, dẫn đến việc nước sạch chưa đến được nhiều người nông thôn.

Trong khi đó, nếu sử dụng nước ở ao, giếng nhiễm bẩn, người dân dễ bị các bệnh đường ruột.

Một bác sĩ bệnh viện Hồng Ngọc, Hà Nội cho hay, loại sỏi thận mà người Việt hay mắc phải do nguồn nước, hiện nay chưa có nhiều thuốc để “đánh tan” được nó. Vì thế, chi phí điều trị không hề nhỏ. Vì thế, nếu người dân đầu tư để có nước sạch thì họ được hưởng lợi nhiều hơn, xét về mặt lâu dài.

Cần nhân rộng mô hình cấp nước sạch

Dự án cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn vùng Đồng bằng sông Hồng được Hiệp hội Phát triển Quốc tế (IDA) thuộc Ngân hàng Thế giới tài trợ thông qua Trung tâm Quốc gia nước sạch và vệ sinh nông thôn thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, thời gian thực hiện từ 2005-2013. 

Dự án được triển khai theo 2 giai đoạn, giai đoạn 1 (2005-2010) tại bốn địa phương, gồm Hải Dương, Ninh Bình, Nam Định và Thái Bình; giai đoạn 2 (2008-2013) tại 8 địa phương, gồm Quảng Ninh, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hà Nam và Thanh Hóa. 

Mục tiêu của dự án là đáp ứng nhu cầu dùng nước sạch của cộng đồng một cách đầy đủ, bền vững và hỗ trợ cộng đồng cải thiện các công trình vệ sinh hộ gia đình; nâng cao nhận thức của người dân về sử dụng nước sạch và các công trình vệ sinh, chấp nhận và thực hành các hành vi vệ sinh để cải thiện sức khỏe gia đình và sự nuôi dưỡng trẻ em. 

Dự án cũng góp phần nâng cao năng lực của xã và thôn trong việc lập kế hoạch và quản lý các công trình hạ tầng cơ sở và năng lực của chính quyền địa phương trong việc tạo thuận lợi và hỗ trợ cho các sáng kiến của cộng đồng.

Người dân cả nước mong mỏi, không chỉ có 8 tỉnh này được hưởng nước sạch mà người dân các tỉnh khác cũng đang trông chờ được nhà nước đưa nước sạch về cho dân.

Ngôi mộ 3 tỷ

"Mỗi lần tôi về quê (Hoa Lư - Ninh Bình), bà mẹ già lại nói, con hãy bỏ tiền đóng góp xây nhà thờ họ đại tôn, nhà thờ chi và xây thêm cái khác cho gia đình. Khi bố mẹ mất đi, con cháu có chỗ quay về thờ cúng, gặp gỡ, biết đâu là nguồn gốc.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Khổ thân cụ, cứ tưởng tôi là đại gia. Quê tôi nhiều người làm ăn phát đạt nên xây nhà thờ hoành tráng. Họ muốn làm rạng rỡ cho tổ tiên, tỏ lòng hiếu lễ, nhưng đôi lúc cũng muốn thiên hạ phải bái phục vì số tiền bỏ ra. Có nhà thờ giá hàng triệu đô la, cái mèng cũng hàng tỷ bạc.

Báo chí đưa tin, có vị từng quan chức cấp tỉnh chi khoản tiền khủng xây nhà thờ họ Trần rộng tới 7.000 m2 giữa một vùng quê nghèo; một đại gia ở Hà Nội bỏ ra hàng trăm tỷ dựng nhà thờ người cha liệt sĩ tại quê nhà. Chưa kể nhiều đại gia bỏ hàng trăm triệu, thậm chí hàng tỷ đồng để mua đất xây “biệt thự” cho tương lai và cả người thân đã khuất.

Hai khu nghĩa trang Lạc Hồng Viên (Hòa Bình) và Vĩnh Hằng (Hà Tây) rộng hàng trăm hecta, được qui hoạch một cách cầu kỳ, là một ví dụ. Mới tuần trước, dân chúng lại rỉ tai nhau về ngôi mộ ba tỷ ở Tây Ninh của bà bán bún có tài sản ước tính cả ngàn tỷ đồng.

Trong khi đó ở phương Tây, người giầu lại làm khác. Cách đây hơn 100 năm, Alfred Nobel, nhà hóa học, một nhà kỹ nghệ, người phát minh ra thuốc nổ và là triệu phú người Thụy Điển, đã dùng tài sản của mình để sáng lập ra Giải thưởng Nobel".

Hiệu Minh

Hoàng Lan

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang