Những căn bệnh mạn tính gây 'chết nhanh' có xu hướng trẻ hóa do lối sống thiếu hợp lý

author 13:02 23/03/2019

(VietQ.vn) - Theo nhiều nghiên cứu, hiện nay nhiều bệnh mạn tính có thể gây tử vong sớm ngày càng tăng và trẻ hóa. Một trong những nguyên nhân chính là do lối sống thiếu hợp lý.

Thông tin từ Viện Dinh dưỡng Quốc gia, chế độ dinh dưỡng chưa hợp lý làm gia tăng các bệnh mạn tính không lây. Theo ước tính của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), tại Việt Nam, năm 2017, cả nước có trên 541.000 trường hợp tử vong do tất cả các nguyên nhân, trong đó tử vong do các bệnh mạn tính chiếm tới 76% (411.600 ca), đứng đầu là tim mạch, đái tháo đường, ung thư.

Ung thư đại trực tràng

Theo một nghiên cứu năm 2017 đăng trên tạp chí của Viện Ung thư Quốc gia Hoa Kỳ, một người sinh năm 1990 có nguy cơ phát triển ung thư ruột sớm đến 1/2, và nguy cơ phát triển ung thư trực tràng cao gấp 4 lần so với người sinh năm 1950. Các chuyên gia y tế giải thích, ngoài yếu tố di truyền, lối sống và môi trường chính là những tác nhân gây nên tình trạng này.

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ, việc sàng lọc ung thư đại trực tràng thường bắt đầu ở tuổi 50, nhưng nếu một người nào đó có các yếu tố nguy cơ như hút thuốc lá, uống rượu quá mức, béo phì, không vận động, ăn nhiều thịt đỏ và thịt chế biến thì cần phải sàng lọc sớm hơn, đặc biệt là nhận thấy có những thay đổi về thói quen của đại tràng, như: máu trong phân, đau bụng, táo bón hoặc tiêu chảy dai dẳng.

Chính do lối sống thiếu lành mạnh đã khiến cho bệnh mạn tính ngày càng tăng cao

Chính do lối sống thiếu lành mạnh đã khiến cho bệnh mạn tính ngày càng tăng cao 

Bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường loại 2 đang có xu hướng tấn công những người trẻ, thậm chí cả trẻ em. Theo Liên đoàn Đái tháo đường thế giới, năm 2017 toàn cầu có khoảng 425 triệu người bệnh đái tháo đường. Ước tính đến năm 2045, con số này sẽ là 629 triệu. Đái tháo đường là bệnh mạn tính, không lây, thường diễn tiến âm thầm và dễ dẫn đến các biến chứng về bệnh tim mạch, tổn thương thần kinh, mắt, thận... So với người bình thường, người bị bệnh đái tháo đường có nguy cơ đột quỵ cao hơn 2-4 lần và là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới.

Tại Việt Nam, Giáo sư Nguyễn Lân Việt cho biết gần 6% người trưởng thành mắc đái tháo đường, tương đương khoảng 5 triệu người. Số người bệnh tăng nhanh gần gấp đôi trong vòng 10 năm qua, biến chứng ngày càng nặng nề, phức tạp. Đái tháo đường là nguyên nhân thứ 3 gây tử vong ở Việt Nam.

Còn theo Msn, một nghiên cứu được công bố trên tạp chí JAMA cho thấy tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường loại 2 ở thanh thiếu niên từ 10 - 19 tuổi tăng khoảng 30,5% trong khoảng thời gian từ năm 2001 - 2009. Và, song song đó các trường hợp chẩn đoán tiểu đường ở người lớn từ 18 - 44 tuổi cũng liên tục tăng đáng kể từ những năm 1980 đến nay.

Ung thư thận

Theo các số liệu thống kê mới nhất tại Mỹ, ung thư thận đang có xu hướng trẻ hóa một cách đáng lo ngại. Hằng năm, ung thư thận khiến 48.000 người tử vong và là nguyên nhân thứ 9 gây tử vong ở đất nước này.

Một trong những nguyên nhân khiến ung thư thận trở nên nguy hiểm là hầu như không ai nhận ra họ có bệnh thận cho đến khi bệnh trở nên nghiêm trọng. Hơn nữa, ở giai đoạn đầu, ung thư thận thường không có biểu hiện rõ ràng.

Sai lầm khi dùng nước hoa hồng khiến chị em phải 'khóc thét' vì đầy mụn (VietQ.vn) - Nước hoa hồng là một bước không thể thiếu để dưỡng da hàng ngày. Tuy nhiên, có rất nhiều chị em vẫn mắc phải những sai lầm cơ bản khiến làn da xấu xí hơn.

Bệnh tim

Một nghiên cứu năm 2013 được công bố trên tạp chí Thần kinh học cho thấy 15% cơn đột quỵ là do thiếu máu cục bộ (dạng đột quỵ thông thường nhất, xảy ra do chứng xơ vữa động mạch, hoặc mảng bám tích tụ trong động mạch ăn não).

Giáo sư Nguyễn Lân Việt, Chủ tịch Hội Tim mạch học Việt Nam cho biết hơn 25% người từ 25 tuổi trở lên bị tăng huyết áp, tức cứ 4 người lớn trưởng thành thì có một người mắc bệnh. Một nửa số bệnh nhân không biết mình mắc bệnh, chỉ khoảng 30% được điều trị.

Bệnh ngày càng được trẻ hóa, Phó giáo sư, Tiến sĩ Phạm Nguyễn Vinh, Phó Chủ tịch Hội Tim mạch học Việt Nam liệt kê trước đây nhồi máu cơ tim chỉ xuất hiện ở người 60-70 tuổi, ngày nay có bệnh nhân 30-40 tuổi. Thậm chí, có người 20 tuổi cũng bị nhồi máu cơ tim cấp.

Số liệu của WHO, mỗi năm có 17,5 triệu người tử vong vì bệnh tim mạch, chiếm 33% ca tử vong. Con số này gấp 20 lần nguyên nhân tử vong do ung thư và 10 lần do tai nạn giao thông.

Ngoài các nguyên nhân không thể thay đổi như tuổi cao, di truyền, chủng tộc thì hầu hết yếu tố gây bệnh đến từ chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt: ăn uống, thuốc lá, rượu bia... Rượu bia tham gia vào quá trình chuyển hóa, làm tăng sự lắng đọng của các chất. Dùng nhiều thức ăn nhanh, lười vận động cũng khiến người trẻ tuổi dễ mắc bệnh tim mạch.

An Dương (T/h)

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang