Những chiến hạm mạnh nhất thế giới hiện nay

author 19:30 15/09/2016

(VietQ.vn) - Nhắc đến những chiến hạm mạnh nhất thế giới tạo nên uy lực quốc phòng của mỗi quốc gia hiện nay không thể bỏ qua Mỹ, Nga và Nhật Bản…

Hải quân Mỹ sở hữu tàu sân bay nhiều nhất thế giới

Theo Tạp chí Ngày nay, ngôi vị đứng đầu của Hải quân Mỹ là không thể bàn cãi. Mỹ có số chiến hạm nhiều hơn tất cả các nước trên thế giới cộng lại. Hải quân Mỹ đang có trong biên chế 10 tàu sân bay nguyên tử, 9 tàu chở trực thăng, 72 tàu ngầm nguyên tử, 85 tàu tuần tra và khu trục, hơn 3.000 đơn vị thiết bị kỹ thuật hàng không.

Chất lượng của tàu chiến Mỹ luôn thể hiện sự vượt trội so với các chiến hạm của các quốc gia khác. Ngoài ra, Hải quân Mỹ còn sở hữu các sân bay nổi khổng lồ, hệ thống Aegis, máy bay không người lái tuần thám biển, chiến hạm LCS...

Hạm đội tàu chiến mạnh nhất châu Á của Nhật

Zing News cho biết, lực lượng Phòng vệ biển Nhật Bản sở hữu 4 tàu sân bay trực thăng, 29 tàu khu trục, 14 tàu hộ vệ tên lửa, 19 tàu ngầm và hàng chục tàu hỗ trợ khác với sức mạnh hàng đầu khu vực.

Chiến hạm lớn nhất của Lực lượng Phòng vệ biển Nhật Bản (JMSDF) là tàu sân bay trực thăng lớp Izumo. Tàu có lượng giãn nước toàn tải tới 27.000 tấn. Nó có thể mang theo 28 trực thăng, 400 binh lính, 50 xe quân sự. Boong tàu đủ rộng cho tiêm kích F-

Chiến hạm lớn thứ 2 là tàu sân bay trực thăng lớp Hyuga, lượng giãn nước toàn tải 19.000 tấn. Tàu có thể mang theo tối đa 18 trực thăng hoặc 350 binh lính. Hyuga chủ yếu hoạt động với nhiệm vụ chống ngầm bằng trực thăng SH-60K.

Chiến hạm lớn thứ 3 là tàu đổ bộ xe tăng lớp O sumi, lượng giãn nước toàn tải 14.000 tấn. Tàu có thể mang theo 2 tàu đổ bộ khí đệm, 10 xe tăng chiến đấu chủ lực, 8 máy bay trực thăng. Boong tàu phía sau đủ rộng cho trực thăng hạng nặng CH-47 hoặc máy bay MV-22 hoạt động.

Chiến hạm mạnh nhất của JMSDF là tàu khu trục mang tên lửa điều khiển lớp Kongo, lượng giãn nước 9.500 tấn. Đây là chiến hạm duy nhất bên ngoài Mỹ được tích hợp tính năng phòng thủ tên lửa đạn đạo trên biển Aegis BMD.

Hải quân Nga

Hải quân Nga trong những năm gần đây đã tạo những bức đột phá đáng kể. Lực lượng này đã đưa vào trang bị 1 tàu ngầm nguyên tử đa năng và 3 tàu ngầm nguyên tử chiến lược.

Đồng thời, nâng cấp sức mạnh cho lực lượng không quân hải quân (trang bị máy bay tiêm kích đa năng Su-30MK và IL-38N “Novella” cải tiến). Bên cạnh đó, Hải quân Nga còn đưa vào biên chế các tên lửa hành trình Calibre…

Uy lực hạm đội tàu sân bay mạnh nhất châu Á của Ấn Độ

Cũng theo Zing News, Hải quân Ấn Độ là lực lượng sở hữu tàu sân bay sớm nhất ở châu Á kể từ khi Thế chiến II kết thúc. Hiện tại, Ấn Độ đang sở hữu 2 tàu sân bay, trong đó có một hàng không mẫu hạm hạng nhẹ và một hạng trung.

Hàng không mẫu hạm mạnh nhất của Ấn Độ là INS Vikramaditya (R33). Tàu được hoán cải từ tuần dương hạm Baku của Liên Xô trước đây. R33 được chuyển giao cho Hải quân Ấn Độ từ năm 2013.

Tàu sân bay R33 có chiều dài 283,5 m, rộng nhất 59,8 m, mớn nước 10,2 m, lượng giãn nước toàn tải 45.500 tấn. Tàu đặc trưng với đường băng kiểu "nhảy cầu" để máy bay cất cánh chứ không có máy phóng hơi nước như trên siêu hàng không mẫu hạm của Mỹ.

Theo  Global Security, nòng cốt sức mạnh tác chiến của tàu sân bay R33 là các tiêm kích trên hạm MiG-29K do Nga sản xuất. Máy bay được áp dụng nhiều công nghệ tiên tiến mang lại hiệu suất chiến đấu vượt trội. Các chuyên gia quân sự đánh giá, MiG-29K là một trong những tiêm kích trên hạm xuất sắc nhất thế giới.

Tàu sân bay thứ 2 của Ấn Độ là INS Viraat (R22). Nó thuộc loại tàu sân bay hạng nhẹ lớp Centaur do Anh chế tạo vào những năm cuối của Thế chiến II. Tàu được tân trang và chuyển giao cho Ấn Độ sử dụng từ năm 1987 đến nay.

INS Viraat có lượng giãn nước toàn tải 28.700 tấn. Tàu có thể mang theo 26 máy bay, trong đó lực lượng tấn công chủ yếu là các tiêm kích cất hạ cánh thẳng đứng Sea Harrier FRS51  do Anh chế tạo.

Hải quân Trung Quốc

Từ đầu thế kỷ 21, Hải quân Trung Quốc đã sở hữu 1 tàu sân bay cỡ lớn Liêu Ninh (Varyag cũ mua của Ukraine), 4 tàu đổ bộ đa năng, 20 khu trục hạm và nhiều tàu chiến trang bị tên lửa.

Tất cả các loại vũ khí hải quân của Trung Quốc có được đều do sao chép lại từ Nga và phương Tây. Tuy nhiên, các đặc tính của các loại vũ khí mà Trung Quốc “ăn cắp” luôn thua kém các nguyên mẫu. Đặc biệt, điều đáng nói là kinh nghiệm tác chiến của Hải quân Trung Quốc hoàn toàn không có.

An Dương (T/h)

 

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang