Những “chiêu trò” của các thương hiệu trong quảng cáo

author 18:30 29/06/2014

(VietQ.vn) - Hàng ngày, người tiêu dùng thường bị “đánh lừa” bởi rất nhiều chiêu trò quảng cáo vô cùng sáng tạo và thông minh của các thương hiệu mà không hề hay biết

1.  Chiêu đánh lừa thị giác với thương hiệu Heineken

Bạn có nhận ra Heineken đang chơi trò đánh lừa thị giác với bạn không? Nếu không tin, hãy đặt một lon Heineken cạnh một lon Budweiser và so sánh.

thương hiệu bia Heineken

Thương hiệu bia Heineken với chiêu đánh lừa thị giác

Có thể bạn sẽ không nhận ra sự khác biệt ngay lúc đầu, nhưng nếu để ý kỹ, bạn sẽ thấy logo Heineken có 3 chữ “e” hơi ngả về phía sau, cùng với nét đáy uốn cong biến chữ cái thành một gương mặt cười không có răng.“Chữ 'e' cách điệu tạo ra cảm giác về nụ cười, điều này sẽ khiến bạn có mối liên hệ hoàn toàn khác biệt với thương hiệu”, ông Marc Andrews, giám đốc sáng tạo kiêm nhà tâm lý học ở Amsterdam nhận định.

Chiến thuật của hãng bia rất tinh vi, nên đôi khi bạn không ý thức được mình đang bị đánh lừa, đây cũng chính là chủ ý của Heineken.

2. Cách các thương hiệu đồ ăn nhanh “rút ví” người tiêu dùng

đồ ăn nhanh

Các nhà hàng đồ ăn nhanh có nhiều cách để "bòn tiền" từ người tiêu dùng

Các cửa hàng đồ ăn nhanh có rất nhiều chiêu trò để níu chân bạn một khi bạn đã bước qua ngưỡng cửa vào trong như sử dụng hương thêm để tác động đến vị giác, chụp những bức ảnh long lanh khiến người xem phải nuốt nước bọt, chào mời các suất khuyến mãi, đặt tên lạ cho món ăn hay nghệ thuật trong sắp xếp thực đơn… 

Ngoài ra nhiều cửa hàng còn sử dụng những hiệu ứng như bật đèn sáng đến chói mắt vào buổi tối và đêm làm các khách hàng chỉ muốn mua hàng nhanh chóng rồi ra ngoài hay ật nhạc to, nhịp độ nhanh, thúc đẩy khách hàng ăn nhanh hơn. 

3. Tính nhân văn trong quảng cáo thương hiệu

sư tử buồn

Hình ảnh chú sư tử buồn bã khiến người xem động lòng trắc ẩn và quyên góp cho quỹ nhiều hơn

Trong quảng cáo xã hội này của Quỹ bảo vệ động vật hoang dã, hình ảnh chú sư tử có cảm xúc (buồn bã, thất vọng) khiến người xem có cảm giác chúng cũng giống con người, tạo một mối liên kết giữa người xem và động vật hoang dã, thúc đẩy họ quyên góp cho quỹ.

Quy tắc rất dễ hiểu: Sản phẩm càng gần gụi với con người, chúng ta càng cảm thấy gắn kết với chúng.

4. Sử dụng nghệ thuật tâm lý ngược

Cách tốt nhất để khiến một người mua hàng là làm cho họ tin họ không cần mua sản phẩm ấy. Nhiều nhà quảng cáo là bậc thầy trong nghệ thuật tâm lý ngược và biết khai thác nó theo cách có lợi.

Thực tế, chẳng ai thích bị sai khiến, Andrews khẳng định. Đây cũng là lí do vì sao các nhà quảng cáo thuyết phục bạn rằng bạn có rất nhiều sự lựa chọn.Sự minh bạch, hay việc một thương hiệu nhận thức được thiếu sót của mình là một cách thể hiện của chiến lược này.

Cách khác nữa là nói những câu kiểu: “Bạn có thể mua chiếc máy hút bụi kia cũng được” hoặc “Tôi biết bạn không đồng tình, nhưng...”. Khi các nhà quảng cáo nương theo thực tế là khách hàng không muốn bị thuyết phục, thực ra chính họ đang thuyết phục khách hàng chọn sản phẩm của họ.

5. Quảng cáo dao cạo râu sáng tạo

quảng cáo dao cạo râu

Hình ảnh quảng cáo dao cạo râu ấn tượng của Schick

Bạn đã quá quen và nhàm chán các quảng cáo với hình ảnh một anh chàng trở nên bất ngờ hấp dẫn sau khi sử dụng dao cạo râu? Thông điệp mà Schick muốn gửi tới bạn đó là “Hãy cạo râu đi trước khi chúng trở nên lùng bùng như đám lông thú”.

Người mẫu trong hình trông như người rừng và có vẻ đã luống tuổi. Tất cả là vì anh ta đã không sử dụng rao cạo râu của Schick.

Nguyễn Huyền (th)


Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang