Những chính sách của Nhà nước về bảo vệ hôn nhân gia đình

authorHòa Lê 14:46 17/03/2017

(VietQ.vn) - Hôn nhân là một trong những yếu tố quan trọng góp phần làm nên hạnh phúc – mục tiêu mà nhiều quốc gia đang chung tay thực hiện.

Sự kiện: Ngày Quốc tế hạnh phúc 20/3

Hôn nhân là một trong những yếu tố quan trọng góp phần làm nên hạnh phúc – mục tiêu mà nhiều quốc gia đang chung tay thực hiện. Tại nước ta, hôn nhân rất được coi trọng, cụ thể Nhà nước có chính sách, biện pháp bảo hộ hôn nhân gia đình, tạo điều kiện để nam, nữ xác lập hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng; xây dựng gia đình ấm no, tiến bộ, hạnh phúc và thực hiện đầy đủ chức năng của mình.

Minh chứng là tại Bộ Luật Hôn nhân và gia đình, có đến ba chương (từ chương II đến chương IV) quy định từ việc kết hôn đến quan hệ vợ - chồng và khi chấm dứt hôn nhân.

Về kết hôn, có 9 điều (từ điều 8 đến điều 15) quy định về điều kiện kết hôn; đăng ký kết hôn; người có quyền yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật; xử lý ciệc kết hôn trái pháp luật; hậu quả pháp lý của việc hủy kết hôn trái pháp luật; xử lý việc đăng ký kết hôn không đúng thẩm quyền; giải quyết hậu quả của việc nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn; quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con trong trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn; giải quyết quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng của nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn.

Những chính sách của Nhà nước về bảo vệ hôn nhân gia đình

 Hôn nhân là một trong những yếu tố quan trọng góp phần làm nên hạnh phúc. Ảnh minh họa

Về quan hệ giữa vợ và chồng, gồm 3 mục, 34 điều. Cụ thể:

Mục 1 quy định về quyền và nghĩa vụ về nhân thân, gồm: Bình đẳng về quyền, nghĩa vụ giữa vợ, chồng; Bảo vệ quyền, nghĩa vụ về nhân thân của vợ, chồng; Tình nghĩa vợ chồng; Lựa chọn nơi cư trú của vợ chồng; Tôn trọng danh dự, nhân phẩm, uy tín của vợ, chồng; Tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của vợ, chồng; Quyền, nghĩa vụ về học tập, làm việc, tham gia hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội.

Mục 2 quy định về đại diện giữa vợ và chồng, gồm: Căn cứ xác lập đại diện giữa vợ và chồng; Đại diện giữa vợ và chồng trong quan hệ kinh doanh; Đại diện giữa vợ và chồng trong trường hợp giấy chứng nhận quyền sở hữu, giấy chứng nhận quyền sử dụng đối với tài sản chung nhưng chỉ ghi tên vợ hoặc chồng; Trách nhiệm liên đới của vợ, chồng.

‘Đọ sức’ hai chiếc ô tô 7 chỗ bán chạy nhất thị trường Việt(VietQ.vn) - Hai chiếc ô tô 7 chỗ bán chạy nhất thị trường Việt trong thời gian qua là Toyota Innova và Toyota Fortuner. Vậy nên mua Innova hay Fortuner là tốt nhất?

Mục 3 quy định về chế độ tài sản của vợ chồng, gồm: Áp dụng chế độ tài sản của vợ chồng; Nguyên tắc chung về chế độ tài sản của vợ chồng; Quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng trong việc đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình; Giao dịch liên quan đến nhà là nơi ở duy nhất của vợ chồng; Giao dịch với người thứ ba ngay tình liên quan đến tài khoản ngân hàng, tài khoản chứng khoán và động sản khác mà theo quy định của pháp luật không phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng; Tài sản chung của vợ chồng; Đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng đối với tài sản chung; Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung; Tài sản chung được đưa vào kinh doanh; Nghĩa vụ chung về tài sản của vợ chồng; Chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân; Thời điểm có hiệu lực của việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân; Hậu quả của việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân; Chấm dứt hiệu lực của việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân; Chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân bị vô hiệu; Tài sản riêng của vợ, chồng; Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng; Nghĩa vụ riêng về tài sản của vợ, chồng; Nhập tài sản riêng của vợ, chồng vào tài sản chung; Thỏa thuận xác lập chế độ tài sản của vợ chồng; Nội dung cơ bản của thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng; Sửa đổi, bổ sung nội dung của thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng; Thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị vô hiệu.

Về việc chấm dứt hôn nhân, gồm 2 mục, 17 điều. Cụ thể:

Mục 1 quy định về ly hôn, gồm: Quyền yêu cầu giải quyết ly hôn; Khuyến khích hòa giải ở cơ sở; Thụ lý đơn yêu cầu ly hôn; Hòa giải tại Tòa án; Thuận tình ly hôn; Ly hôn theo yêu cầu của một bên; Thời điểm chấm dứt hôn nhân và trách nhiệm gửi bản án, quyết định ly hôn; Quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con sau khi ly hôn; Nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn; Giải quyết quyền, nghĩa vụ tài sản của vợ chồng đối với người thứ ba khi ly hôn; Chia tài sản trong trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình; Chia quyền sử dụng đất của vợ chồng khi ly hôn; Quyền lưu cư của vợ hoặc chồng khi ly hôn; Chia tài sản chung của vợ chồng đưa vào kinh doanh.

Những chính sách của Nhà nước về bảo vệ hôn nhân gia đình

 Việc tuyên truyền giúp người dân hiểu rõ và thực thiện nghiêm chỉnh pháp luật hôn nhân. Ảnh minh họa

Mục 2 quy định về hôn nhân chấm dứt do vợ, chồng chết hoặc bị tòa án tuyên bố đã chết, gồm: Thời điểm chấm dứt hôn nhân; Giải quyết tài sản của vợ chồng trong trường hợp một bên chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết; Quan hệ nhân thân, tài sản khi vợ, chồng bị tuyên bố là đã chết mà trở về.

Ngoài những quy định cụ thể để bảo vệ hôn nhân trong Luật Hôn nhân và gia đình, Nhà nước ta còn tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về hôn nhân; vận động nhân dân xóa bỏ phong tục, tập quán lạc hậu về hôn nhân, phát huy truyền thống, phong tục, tập quán tốt đẹp thể hiện bản sắc của mỗi dân tộc.

Việc tuyên truyền giúp người dân hiểu rõ và thực thiện nghiêm chỉnh pháp luật hôn nhân, góp phần xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, bền vững; bảo vệ tốt hơn các quyền con người, quyền công dân, đặc biệt là quyền của phụ nữ, trẻ em trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình.

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang