Những chuyện lạ có thật về bộ não người

author 06:42 02/03/2015

(VietQ.vn) - Bộ não người luôn chứa đầy những bí ẩn mới lạ cần các nhà khoa học khám phá. Cùng tìm hiểu những hiện tượng lạ về bộ não người khiến giới khoa học phải sửng sốt.

Sự kiện: Chuyện lạ có thật

Những người không có não mà vẫn sống

Hiện tượng lạ này đã được đăng tải trong một bài viết được trên tạp chí y học Lancet của Pháp, bác sĩ Lionel Feuillet ở bệnh viện Timone cho biết, ông đã vô cùng kinh ngạc khi phát hiện một bệnh nhân 44 tuổi, có cuộc sống hoàn toàn như bao người khác mặc dù não của người này teo nhỏ đến mức gần như là không có.

Người đàn ông đã có vợ và 2 con này nhập viện vì ông cảm thấy chân trái bị yếu. Sau khi chụp cắt lớp và chụp cộng hưởng từ (MRI), các bác sĩ thấy não thất của ông nở rộng, trong khi chất xám và chất trắng lại không thấy.

Hiện tượng lạ về những người không có não nhưng có chỉ số IQ cao gây ngạc nhiên cho nhiều nhà khoa học

Hiện tượng lạ về những người không có não nhưng có chỉ số IQ cao gây ngạc nhiên cho nhiều nhà khoa học

Thực tế bệnh nhân này đã bị tràn dịch não từ khi mới 6 tháng tuổi. Như vậy, có thể trong một thời gian rất dài, người đàn ông này đã sống với cái đầu rỗng. “Việc thiếu não bộ đã không hề cản trở sự phát triển của ông ta”, bác sĩ Feuillet nói.

Điều gây sự chú ý là những trường hợp kỳ lạ giống như vậy không phải quá hiếm. Năm 1935, trong khi điều trị cho một sinh viên khoa toán thuộc trường đại học Sheffield hay bị ốm vặt, giáo sư Lorber hiện thấy người thanh niên này hoàn toàn không có não.

Lẽ ra 2 bán cầu não phải lấp đầy hộp sọ với độ sâu 4–5 cm, nhưng những hình ảnh chụp từ máy quét cho thấy sinh viên này chỉ có 1 mm mô não phủ trên đỉnh cột sống. Không ai hiểu bằng cách nào mà người thanh niên này vẫn sống bình thường và học rất giỏi, thậm chí đạt học vị danh dự ngành toán học với chỉ số IQ lên tới 126.

Để kiểm chứng sự thật này, khi người sinh viên đó qua đời vào năm 1970, các bác sĩ đã quyết định cho mổ tử thi: hình ảnh tại hiện trường khiến tất cả các nhà khoa học đều ngạc nhiên bởi chàng trai này hoàn toàn không có não.

Giáo sư Lorber cho biết ông đã gặp không ít trường hợp người không có bán cầu não mà vẫn rất thông minh và giỏi giang. Ở một số người tuy não bộ gần như không có nhưng chỉ số IQ của họ vẫn đạt tới 120.

Người mất đầu nhưng vẫn sống

Một điều kỳ lạ nữa là có những người bị tổn thương não nghiêm trọng nhưng vẫn sống. Theo tài liệu lưu trữ y học, vào năm 1936 vua Ludwig của xứ Bavaria ra lệnh xử tử Dietze von Schaumburg cùng 4 đồng phạm vì âm mưu nổi loạn. Theo phong cách hiệp sĩ, vua cho Dietze nói ra một điều ước cuối cùng. Trước sự ngạc nhiên của những người chứng kiến, Dietze yêu cầu toàn bộ tử tù xếp thành hàng, mỗi người cách nhau 8 bước và xin được chết đầu tiên.

Hiện tượng lạ về Hiệp sĩ Dietze von Schaumburg vẫn có thể chạy một lúc dù không có đầu đã được ghi chép trong những tài liệu y học cổ

Hiện tượng lạ về Hiệp sĩ Dietze von Schaumburg vẫn có thể chạy một lúc dù không có đầu đã được ghi chép trong những tài liệu y học cổ

Dietze khẳng định dù không còn đầu ông vẫn có thể chạy qua mặt những người tử tù kia và nếu làm được như thế thì nhà vua hãy tha mạng cho những người còn lại. Nhà vua nghe xong liền đồng ý. Dietze quỳ xuống và đưa đầu vào máy chém.

Đúng như lời nói, sau khi đầu rơi xuống, Dietze vẫn đứng dậy và chạy trước sự sững sờ của mọi người. Dietze chỉ gục ngã khi chạy qua người cuối cùng trong hàng. Nhà vua buộc phải thực hiện lời hứa và tha chết cho những người còn lại.

Não bộ chứa những "công tắc tắt- bật" điều khiển phần lớn chức năng cơ bản của con người

Thí nghiệm thứ nhất: cơn đói - khát

Các chuyên gia thần kinh học thuộc ĐH Columbia đã xác định hai nhóm neuron (nơ-ron) thần kinh chuyên biệt điều khiển khả năng hấp thụ nước tại vùng hypothalamus của loài chuột. Bằng cách sử dụng phương pháp “optogenetics” (một phương pháp sử dụng ánh sáng tác động lên neuron), các khoa học gia tìm hiểu hiện tượng xảy ra khi kích hoạt 2 nhóm neuron này.

Nhiều nhà khoa học tin rằng não bộ con người chứa những 'công tắc bật-tắt' điều khiển những chức năng cơ bản

Nhiều nhà khoa học tin rằng não bộ con người chứa những 'công tắc bật-tắt' điều khiển những chức năng cơ bản

Kết quả là, một nhóm neuron khi được kích hoạt đã thúc đẩy hành vi uống nước của chuột. Những con chuột liên tục uống lượng nước bằng 8% lương nước toàn cơ thể chúng trong vòng 10 phút. Con số này quy đổi tương đương với 5l nước ở người. Nhóm còn lại có nhiệm vụ giảm mong muốn uống nước, dù cho cơ thể chúng đang bị mất nước khá nghiêm trọng.

Tương tự như vậy, các nhà khoa học thuộc ĐH Y Johns Hopkins (Mỹ) cũng xác định được nhóm tế báo điều khiển cơn đói. Khi “bật”, những con chuột liên tục nhồi nhét thức ăn trên mức ăn bình thường của chúng. Còn khi “tắt”, chúng thờ ơ với thức ăn dù đã nhịn đói trong nhiều giờ liền. Các khoa học gia tin rằng những thông tin này đem lại tiềm năng điều trị một số chứng rối loạn ăn - uống ở người.

Thí nghiệm thứ hai: khả năng nhận thức

Nhóm nghiên cứu của Mohamad Koubeissi thuộc ĐH George Washington đã tình cờ “bật trúng” công tắc khi sử dụng các điện cực tác động lên các phần não khác nhau của một phụ nữ mắc bệnh động kinh. Khi dòng điện tác động lên vùng hạch nền (claustrum), bệnh nhân đã mất nhận thức nhưng không hôn mê mà thay vào đó là cái nhìn trống rỗng, không phản ứng gì với các tín hiệu xung quanh. Hiện tượng chỉ chấm dứt khi dòng điện bị ngắt và bệnh nhân không còn ký ức gì về những gì mới xảy ra.

Sự nhận thức của con nguời cũng có thể được điều khiển thông qua việc tác động lên những vùng não nhất định

Sự nhận thức của con nguời cũng có thể được điều khiển thông qua việc tác động lên những vùng não nhất định

Một nghiên cứu khác cho thấy não bộ người có thể “tự ngắt” khả năng nhận thức khi căng thẳng mà không cần tác động nào khác. Năm 2006, một nhà thần kinh sinh học thuộc học viện khoa học Weizmann (Isarel) thực hiện quan sát khi con người bị buộc phải tập trung thực hiện các nhiệm vụ cực khó trong một khoảng thời gian ngắn. Kết quả cho thấy vùng não liên quan đến khả năng nhận thức - vùng vỏ não - gần như ngừng hoạt động và các đối tượng giống như đã bước vào trạng thái “robot hóa” cho đến khi làm xong việc.

Thí nghiệm thứ ba: sự đau đớn

Thí nghiệm mới về khả năng của não bộ hạn chế những cơn đau mà không phụ thuộc vào thuốc giảm đau

Thí nghiệm mới về khả năng của não bộ hạn chế những cơn đau mà không phụ thuộc vào thuốc giảm đau

Đội nghiên cứu của Daniela Salvemini thuộc ĐH Saint Louis tin rằng, họ đã tìm ra phương pháp giảm các cơn đau thần kinh mãn tính mới - bao gồm cả những cơn đau bởi hóa trị và ung thư xương thay vì lạm dụng thuốc. Qua thí nghiệm, bằng cách kích hoạt “thụ thể adenosine A3” trong não và tủy sống, họ có thể chặn đứng cơn đau do tổn thương thần kinh ở loài chuột mà không đem lại bất kỳ tác dụng phụ nào như khi sử dụng thuốc.

Thí nghiệm thứ tư: tính bạo lực

Ham muốn bạo lực cũng là một trong những hành vi có thể “bật-tắt” của não bộ. Nhà nghiên cứu Dayu Lin thuộc ĐH New York đã theo dõi vùng dưới đồi của não nhằm theo dõi các tế bào hoạt động mạnh khi các hành vi bạo lực diễn ra.

Và bằng phương pháp otogenetics nêu trên, Dayu Lin có thể kích hoạt vùng neuron thần kinh khiến chuột đực trở nên hung dữ, tấn công tất cả mọi thứ xung quanh, bao gồm cả đồ vật và đồng loại. Và Lin cũng có thể khiến lũ chuột bình tĩnh trở lại bằng cách “tắt” chúng đi.

Ham muốn bạo lực cũng là hành vi có thể 'bật-tắt' thông qua não bộ

Ham muốn bạo lực cũng là hành vi có thể 'bật-tắt' thông qua não bộ

Newton Canteras - nhà thần kinh học thuộc ĐH Sao Paulo (Brazil), đồng tác giả của nghiên cứu cho biết phát hiện này đem lại tiềm năng ứng dụng trên cơ thể người. Một điều khá thú vị được nhóm nghiên cứu phát hiện ra là những tế bào thần kinh bạo lực hoạt động chồng chéo và cạnh tranh với các neuron liên quan đến quan hệ tình dục. Hay nói cách khác, việc quan hệ tình dục có thể tạm thời kìm hãm ham muốn bạo lực ở chuột.

Thí nghiệm thứ năm: thói quen xấu

Đã bao giờ bạn muốn từ bỏ thói quen xấu như cắn móng tay, bẻ khớp tay? Các nhà khoa học mới đây đã tìm ra nhóm tế bào não điều khiển các thói quen ở chuột. Khi kích hoạt, các tế bào này có thể hủy bỏ hoặc khuyến khích các thói quen đó.

Thí nghiệm mới về bộ não người này có thể sẽ giúp con người từ bỏ những thói quen xấu dễ dàng hơn

Thí nghiệm mới về bộ não người này có thể sẽ giúp con người từ bỏ những thói quen xấu dễ dàng hơn

Theo thí nghiệm, những chú chuột được rèn thói quen mới đó là tìm đường ra khỏi mê cung. Những chú chuột được huấn luyện kỹ càng, đến nỗi dù phần thưởng được thay thế bằng roi vọt, chúng vẫn tìm cách ra khỏi mê cung. Và khi “tắt” các neuron thần kinh nói trên, thói quen này đột nhiên biến mất.

Theo giáo sư Ann Graybiel- thành viên của Viện nghiên cứu não bộ McGovern thuộc MIT (Mỹ), phương pháp này hiện nay quá nguy hiểm để thử nghiệm trên con người, nhưng nó sẽ mở ra một tiềm năng cho các phương pháp tương tự và tiên tiến hơn trong tương lai.

Đinh Trang


 

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang