Những đế chế hùng mạnh nhất trên thế giới

author 16:43 12/05/2014

(VietQ.vn) - Trong lịch sử phát triển, thế giới đã chứng kiến rất nhiều những đế chế từ cổ đại cho đến cận đại với những vùng lãnh thổ và sự ảnh hưởng sâu rộng.

Đế chế Ottoman

Ottoman

Ở thời kỳ đỉnh cao, Đế chế Ottoman trải dài trên 3 châu lục và bao gồm nhiều nền văn hóa, tôn giáo, ngôn ngữ. Mặc dù có những khác biệt nhưng đế chế này quản lý các vùng thuộc địa phát triển thịnh vượng trong suốt 623 năm (từ năm 1299 trước công nguyên - 1922 trước công nguyên).

Khởi phát của đế chế Ottoman là một quốc gia nhỏ bé sau khi Đế chế Byzantine suy yếu và rút khỏi khu vực này. Sau đó, đế chế Ottoman ngày càng mở rộng lãnh thổ thông qua hệ thống tư pháp, giáo dục, quân sự mạnh mẽ cũng như sở hữu phương pháp chuyển giao quyền lực độc đáo. Lạm phát, cạnh tranh và thất nghiệp là những nhân tố then chốt khiến đế chế Ottoman sụp đổ.

Đế chế Ba Tư

Ba Tư

Toàn bộ các đế chế Babylon, Akkadians, Assyria, Sumer, Hitites, Bactrians, Scythia, Parthia, Mê-đi, Elamites, Ai Cập, Ethiopia ... Trước khi bị người La Mã xâm chiếm đều là lãnh thổ thuộc về đế quốc Ba Tư. Họ về cơ bản thống nhất toàn bộ Trung Á trong đó bao gồm rất nhiều nền văn hóa khác nhau, các vương quốc, đế quốc và các bộ tộc. Đó là đế quốc lớn nhất trong lịch sử cổ đại. Ở đỉnh cao quyền lực của mình dưới thời Cyrus Đại Đế, đế chế bao trùm khoảng 8.000.000 km2 và kéo dài ba châu lục: Châu Á, Châu Phi và Châu Âu.

Đế chế Đông La Mã

Đông La Mã

Đế quốc Đông La Mã hay còn gọi là Đế quốc Byzantine là một đế quốc tồn tại từ năm 330 đến năm 1453, đóng đô ở Constantinopolis. Trước khi thành lập, phạm vi của Đế quốc Đông La Mã trước đây nằm trong lãnh thổ của Đế quốc La Mã. Năm 330, khi Constantinus I nắm quyền trị vì và dời đô từ thành La Mã về Constantinopolis, được xem là thời điểm thành lập đế quốc Đông La Mã. Đế quốc Đông La Mã đã tồn tại hơn một ngàn năm, từ thế kỷ thứ 4 cho đến năm 1453.

Trong thời gian tồn tại của nó, Đông La Mã vẫn là một trong những cường quốc kinh tế, văn hóa, và quân sự lớn mạnh nhất ở châu Âu, bất chấp những thất bại và mất mát lãnh thổ, đặc biệt là trong cuộc Chiến tranh La Mã-Ba Tư và Chiến tranh Ả Rập-Đông La Mã. Đế quốc Đông La Mã bị cuộc Thập tự chinh lần thứ tư giáng một đòn chí mạng vào năm1204, khiến Đế quốc bị giải thể và các lãnh thổ La Tinh và Hy Lạp thuộc Đông La Mã bị chia cắt.Vào năm 1261, kinh đô Constantinopolis được giải phóng và Đế quốc Đông La Mã trung hưng, thế nhưng dưới triều các hoàng đế nhà Palaiologos, Đông La Mã chỉ còn là một trong nhiều quốc gia nhỏ đối địch nhau ở khu vực, trong suốt 200 năm tồn tại cuối cùng của nó và bị Đế quốc Ottoman chinh phục vào thế kỷ thứ 15. 

Nhà Hán

Nhà Hán

Trong thời kỳ Chiến Quốc, Trung Quốc bị chia cắt thành nhiều quốc gia nhỏ và toàn bộ những lãnh thổ này tiến hành nhiều cuộc nội chiến với nhau nhằm tìm ra uy quyền tối cao. Cuối cùng, Nhà Tần thắng và thống nhất toàn bộ Trung Quốc. Nhà nước Tần kiểm soát một vùng lãnh thổ rộng lớn với 40 triệu người. Tuy nhiên triều đại này đã không kéo dài bao lâu bởi sự hà khắc trong quản lý và cai trị. Sau những cuộc khởi nghĩa nông dân, Triều đại nhà Tần sụp đổ chỉ sau 15 năm thành lập và bị Nhà Hán thay thế cai trị Trung Quốc vào năm 202TCN.

Với thời gian tồn tại trong gần 400 năm, giai đoạn của nhà Hán được coi là một thời kỳ vàng son trong lịch sử Trung Quốc về thành tựu khoa học, tiến bộ công nghệ, ổn định kinh tế, văn hóa và chính trị. Thậm chí cho đến ngày nay, hầu hết mọi người Trung Quốc đều tự nhận mình là người Hán. Ngày nay, "người Hán" được coi là nhóm dân tộc lớn nhất trên thế giới.

Đế chế Mông Cổ

Mông Cổ

Đế quốc Mông Cổ tồn tại trong các thế kỷ 13 và 14, và là đế quốc có lãnh thổ liền nhau lớn nhất trong lịch sử nhân loại. Khởi đầu bằng những cuộc thống nhất các bộ lạc Mông Cổ rải rác của Thành Cát Tư Hãn. Sau đó ông đã phóng tầm nhìn của mình đến Trung Quốc và các vùng đất phía Tây.

Vào thời kỳ cực thịnh, đế quốc Mông Cổ có diện tích lên tới 24.000.000 km2 tương đương 16% diện tích đất liền của Trái Đất, và thống trị 100 triệu thần dân. Lãnh thổ đế quốc trải dài từ Đông Âu đến biển Nhật Bản, bao gồm nhiều phần rộng lớn của Siberi ở phía bắc và khuếch trương về phía nam đến Đông Nam Á, tiểu lục địa Ấn Độ, cao nguyên Iran, và Trung Đông. Kị binh Mông Cổ thời đó được coi là một lực lượng chiến đấu vô cùng dũng cảm và tàn nhẫn, hình ảnh của người Mông Cổ được khắc họa tàn bạo và man rợ nổi tiếng trong lịch sử. Đế quốc Mông Cổ suy yếu không lâu sau đó vì những yếu kém trong việc quản lý một vùng lãnh thổ quá rộng lớn và đa văn hóa.

Đế Quốc Anh

đế quốc Anh

Đế quốc Anh được biết đến như là đế quốc lớn nhất trong lịch sử nhân loại trong hơn một thế kỷ, bao gồm hơn 13.000.000 dặm vuông (33.000.000 km2), chiếm khoảng một phần tư tổng diện tích đất của trái đất, và kiểm soát hơn 458 triệu người. Các di sản về văn hóa, ngôn ngữ, cải cách chính trị, kinh tế được in đậm trên những vùng đất mà đế quốc này chiếm đóng. Ngày nay tiếng Anh được coi là ngôn ngữ được sử dụng rộng rãi thứ hai trên thế giới. Tại đỉnh cao của quyền lực, đế quốc Anh nổi tiếng là "đế quốc mà mặt trời không bao giờ lặn".

Thanh Tùng

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang