Những điều cần biết về hợp đồng mua bán nhà đất để tránh rủi ro

author 16:15 05/05/2017

(VietQ.vn) - Liên quan đến hợp đồng mua bán nhà đất, theo quy định pháp luật trên thì hợp đồng đặt cọc phải được lập thành văn bản, không bắt buộc phải có công chứng, chứng thực.

Sự kiện: Tư vấn pháp luật vietq

Khi tiến hành mua bán nhà đất thì bên mua thường đặt cọc một số tiền nhất định. Việc đặt cọc là một trong những biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự được quy định tại khoản 1 Điều 318 Bộ luật dân sự. Tuy nhiên, cũng cần phải biết một số vấn đề về việc đặt cọc để tránh rủi ro.  

Những điều cần biết về hợp đồng mua bán nhà đất để tránh rủi ro

Những điều cần biết về hợp đồng mua bán nhà đất để tránh rủi ro. Ảnh minh họa 

Theo Bộ luật dân sự 2015  tại  Điều 328 quy định:

“Điều 358. Đặt cọc

1. Đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.

2. Trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thoả thuận khác..

Về hình thức hợp đồng đặt cọc

- "Việc đặt cọc phải được lập thành văn bản".

- Theo quy định của Bộ luật dân sự, luật đất đai, luật nhà ở thì các giao dịch với các tài sản này phải có công chứng và phải đăng ký, tuy nhiên cũng không có quy định nào cụ thể bắt buộc giao dịch đặt cọc là phải có công chứng mới hợp pháp.

- Thực tiễn xét xử của tòa án về hợp đồng đặt cọc cho thấy tòa án vẫn chấp nhận giá trị pháp lý của hợp đồng đặt cọc không có công chứng theo quy định tại Điều 358 BLDS nêu trên.

Như vậy, theo quy định pháp luật trên thì hợp đồng đặt cọc phải được lập thành văn bản, không bắt buộc phải có công chứng, chứng thực.

Ai có quyền thu hồi quyền sử dụng đất?(VietQ.vn) - Việc thu hồi, hủy bỏ giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khác với việc thu hồi đất. Nếu giấy chứng nhận cấp không đúng thủ tục thì cần phải thu hồi giấy để cấp lại cho đúng.

Về nội dung hợp đồng đặt cọc

Mục đích hợp đồng đặt cọc được đặt ra có thể nhằm thực hiện một trong hai mục đích sau:

- Nhằm đảm bảo giao kết một hợp đồng dân sự khác- Nhằm thực hiện một hợp đồng dân sự đã giao kết đúng với thỏa thuận.

- Nội dung thỏa thuận của Hợp đồng đặt cọc của các bên không được trái với quy định của pháp luật, không trái đạo đức và thuần phong mỹ tục của Việt Nam.

Vi phạm - bồi thường hợp đồng đặt cọc

Do vậy việc đặt cọc phải được lập thành văn bản, trong đó xác định rõ số tiền đặt cọc hay số tài sản đặt cọc.

-  Khi hợp đồng dân sự được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền.

+  Nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng dân sự thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc.

+  Nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng dân sự thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

- Trong trường hợp một bên trong hợp đồng giao cho bên kia một khoản tiền mà các bên không xác định rõ là tiền mà các bên xác định là tiền đặt cọc hay tiền trả trước thì số tiền này được coi là tiền đặt trước. Bản chất ở trường hợp của bạn là việc đặt cọc chính là đặt một khoản tiền trong một thời hạn để đảm bảo giao kết hợp đồng dân sự.

Công ty luật Hải Nguyễn và Cộng sự

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang