Những điều ‘kiêng kị’ cần phải tránh vào mùng 1 Tết

author 07:56 05/02/2019

(VietQ.vn) - Mùng 1 Tết, người Việt thường kiêng một số điều như: không quét nhà, xin lửa, không mặc đồ đen trắng, không nói những điều xui xẻo…

Sự kiện: Tết Nguyên đán

Không ăn thịt chó, cá mè, thịt vịt vào mùng 1 Tết

Ngày đầu năm, những món như thịt vịt, cá mè, thịt chó... sẽ không được chế biến và có mặt ở hầu hết bữa tiệc. Bởi vì, người Việt quan niệm rằng những món ăn đó thường không mang đến điều tốt đẹp cho năm mới, tượng trưng cho sự xui xẻo, đen đủi. Ngoài ra, ở một số vùng miền còn bổ sung tôm vào thực đơn những món nên tránh bởi họ cho rằng nếu ăn trong ngày Tết, công việc sẽ đi thụt lùi, không phát triển.

Kiêng quét nhà vào 3 ngày Tết

Trong Tết cổ truyền, nhiều gia đình cũng kiêng quét nhà. Bởi họ cho rằng, việc quét nhà trong ba ngày đầu năm mới là hành động bạn tự tay đổ đi tài lộc, tiền bạc của gia đình trong suốt năm.

Kiêng quét nhà vào 3 ngày Tết. Ảnh minh họa 

Không nói lời xui xẻo

Bên cạnh đó, người Việt còn tránh nói ra những điều xui xẻo, không tốt lành. Họ cho rằng lời nói đó tương lai có thể gây ra hậu quả không may trong năm. Thay vào đó, họ sẽ dành cho nhau những lời chúc may mắn và khen ngợi.

Không nói lời xui xẻo dịp Tết. Ảnh minh họa  

 

Không xin lửa, cho nước

Không xin lửa, cho nước vào dịp đầu năm, bởi theo quan niệm từ thời xa xưa, lửa có màu đỏ - biểu tượng cho sự may mắn. Tục lệ này đến hiện nay vẫn rất phổ biến và được nhiều người kiêng kỵ. Ngoài ra, nước, thứ được ví như nguồn tài lộc trong câu chúc quen thuộc “Tiền vào như nước” cũng liệt trong danh sách cần kiêng cho hay xin để tránh xui xẻo, công việc làm ăn thất bại.

Không xin lửa, cho nước trong dịp Tết. Ảnh minh họa 

Đầu năm không đi vay tiền

Không vay mượn dịp đầu năm mới sẽ khiến gia đình rơi vào cảnh túng thiếu. Thế nên, những ngày cuối cùng trong năm, người Việt sẽ tranh thủ hỏi nợ và trả nợ để tránh trường hợp gây hiểu lầm hay khó xử trong các mối quan hệ.

 Đầu năm không đi vay tiền. Ảnh minh họa

Cẩn thận khi dùng đồ sành, sứ… dịp Tết kẻo vỡ

Ngày mùng 1 Tết, gia đình cũng kiêng kị việc làm vỡ đồ. Do đó, họ thường sử dụng cẩn thận trong những ngày này, đặc biệt vật dụng bằng thủy tinh, sứ dễ vỡ. Văn hóa dân gian truyền thống lâu nay luôn quan niệm việc làm rơi vỡ đồ vào năm mới sẽ tạo nên sự chia cắt, đứt lìa trong gia đình.

Cẩn thận khi dùng đồ sành, sứ… dịp Tết kẻo vỡ

 

 

Không gọi người đang ngủ thức dậy vào sáng mùng 1 Tết

Ngoài ra, họ cũng kiêng gọi người đang ngủ thức dậy vào ngày mùng 1 Tết. Vì một số người cho rằng hành động đó sẽ khiến họ bị "trù ẻo" cả năm phải nằm trên giường. Ngoài ra, người trong nhà cũng không gọi nhau dậy vì làm như thế công việc, cuộc sống của người ngủ sẽ luôn trong trạng thái thúc giục suốt năm.

Cuối cùng, trong những ngày Tết, người Việt thường luôn giữ trạng thái vui vẻ, thoải mái, tránh những chuyện không vui. Bởi nhiều người tin rằng nếu khóc, buồn bã và bực tức ngay ngày đầu năm mới thì cả năm họ sẽ gặp phải nhiều chuyện không may khiến phải lo lắng, suy nghĩ.

Tuệ Tĩnh

Nghệ sĩ Trung Dân: ‘Lì xì phải gắn liền với lời chúc mới ý nghĩa’(VietQ.vn) - Nghệ sĩ Trung Dân khẳng định, lì xì đầu năm tượng trưng cho sự may mắn với ý nghĩa cầu chúc năm mới tốt đẹp, trọn vẹn. Nếu lì xì không kèm lời chúc thì nó chỉ là hành động cho tiền.
Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang