Những điều lưu ý khi đi du lịch bụi - đi phượt

author 07:48 29/04/2014

(VietQ.vn) - Đi du lịch bằng xe gắn máy có những thuận lợi, bạn có thể ghé bất cứ nơi đâu, dừng bất cứ thời gian nào, ở lại trong bao lâu tùy thích. Nhưng để có những giây phút như vậy các bạn cần phải lưu ý một số những điều sau đây trước khi các bạn khởi hành.

Sự kiện: Kinh nghiệm du lịch giá rẻ

Những thứ bạn cân có khi du lịch bụi :

 1. Bạn cần có một ba lô:

 trong đó chứa bản đồ, sổ tay, bút viết, dao, nhíp, kéo, bông băng cá nhân, thuốc đỏ, vài loại thuốc chữa bệnh thông dụng. Cùng với ly nhựa, chén nhựa, muỗng nhựa, chai nước; vài bộ đồ lót, quần áo ấm, khẩu trang, kính mát, mũ có vành. Nếu thích, bạn có thể thêm vào vài gói kẹo the, cà phê hòa tan, mì ăn liền. Tất nhiên là phải mang theo tiền đủ chi dùng, giấy tờ tùy thân, giấy tờ xe, bằng lái và mũ bảo hiểm. Nên rủ người yêu (chồng, vợ) hoặc vài người bạn thân đi cùng.

2. Nếu chọn tuyến đường dưới 100 km và đi về trong ngày, bạn sẽ phải khởi hành sớm (khoảng 3-4 giờ sáng) để dọc đường có thì giờ ghé qua những nơi bạn thích và khi đến nơi có cả ngày chơi đùa. Nếu chọn tuyến đường từ 100-200 km, bạn có thể khởi hành từ 5 giờ. Nếu chọn những tuyến đường dài trên 200 km và dự định đi dài ngày, bạn có thể khởi hành lúc nào tùy thích.



3. Bạn phải dự trù sẽ đi bao lâu, đến bao nhiêu thành phố để đem theo tiền đủ dùng; phải tính toán trước đoạn đường sẽ đi trong ngày, để luôn đổ xăng đầy trước khi bình cạn hoặc mỗi khi trời vừa tắt nắng là bạn đã đến được một thị trấn, thị xã hay thành phố nào đó để thuê phòng trọ nghỉ đêm.



4. Dọc theo những quốc lộ luôn luôn có những cây xăng, chỗ vá sửa xe. Tại các thị trấn, thị xã hoặc thành phố, nếu không có nhiều tiền hãy tìm những phòng trọ bình dân, giá mỗi đêm chỉ từ 30-50 nghìn đồng/phòng. Nếu túi tiền kha khá, bạn có thể vào những mini hotel giá khoảng 80-150 nghìn đồng/ngày. Dù chọn ở đâu, bạn cũng nên thỏa thuận giá cả trước.



5. Bạn nên chọn quán ăn xa khu du lịch, nơi thường dân sinh sống; ăn sáng khoảng 5.000, cơm đĩa từ 5-8.000 đồng. Càng "trà trộn" vào đời sống của dân địa phương, bạn càng khám phá ra những điểm tham quan mới, tìm hiểu được nhiều tính cách, tập quán trong sinh hoạt, thói quen ẩm thực khác nhau của từng miền.



 Đi du khảo bằng xe gắn máy có những thuận lợi: bạn có thể ghé bất cứ nơi nào, dừng bất cứ thời gian nào, ở lại bất cứ nơi nào trong bao lâu tùy thích. Bạn sẽ được tha hồ ngắm cảnh, thoải mái chụp ảnh mọi góc độ mà không sợ trễ giờ của đoàn, lại có cơ hội tham quan những địa danh mới do dân địa phương chỉ dẫn (chưa có trong danh mục tour của các hãng lữ hành).

Bạn sẽ được hòa mình vào cuộc sống của dân cư từng vùng, học hỏi được nhiều điều mà khi đi theo đoàn bạn không bao giờ biết tới. Bạn cũng không bị trở lại những nơi đã ghé qua, không phải nối đuôi nhau để ghi chép những điều trong cuốn sách du lịch nào cũng có và cũng không phải chi trả quá nhiều tiền chỉ cho cái giường ngủ mỗi đêm. Chưa kể, nhờ đi du khảo bằng xe gắn máy, bạn sẽ thấy mình mạnh mẽ hẳn lên, năng động hơn trước và học tập được biết bao cách xử lý trong rất nhiều tình huống, sự cố cả về xe lẫn người.

Bất cứ loại xe gắn máy nào cũng có thể đi xa được, miễn đó là chiếc xe bạn đã quen sử dụng. Đi đường trường chủ yếu cần xe đằm, bền; không cần chạy tốc độ cao, chỉ cần chuẩn bị đầy đủ trước khi đi, cho xe nghỉ đúng mức là được.

Những quy định cần có khi du lịch bằng xe máy.

 
1 Chốt và dẫn đoàn làm gì? 

Phải phân công người dẫn đoàn và người chốt đoàn: về nguyên tắc, dẫn đoàn dẫn đường đi và điều phối tốc độ của đoàn (ví dụ: khi có đoạn giới hạn tốc độ tối đa) và tính toán khi nào cả đoàn nên dừng lại như khi đổ xăng, thay quần áo (mưa, rét, nóng), hay các việc khác. Còn chốt đoàn nhằm đảm bảo không ai bị rớt lại đoàn và đảm bảo đoàn đi với khoảng cách đồng đều. Khi có ai tụt lại, chốt đoàn phải tụt lại theo và cùng xe tụt lại đó đi nhanh hơn để bắt kịp đoàn. Chính vì vậy, Cần phân công 2 xe đi cuối thay nhau chốt và giám sát lẫn nhau.

 

- Xe dẫn đoàn thì đến chỗ rẽ thì dừng lại chờ anh em cùng rẽ. Trong trường hợp dừng trời tối, anh chị em dừng lại thì bật xi nhan phải để các xe khác còn nhìn thấy mà chọn lựa việc join đoàn (nếu là thành viên) hay né ra chỗ khác mà không cán phải chúng ta. Dẫn đoàn cần đặc biệt tinh tế trong việc cho anh chị em dừng, nghỉ; căn tầm xăng; chọn chỗ rộng, thoáng, cảnh đẹp. Ngoài ra phải chú ý đường, biển báo. Biển báo hạn chế tốc độ

- Chốt đoàn phải mang đồ nghề sửa xe, cứu thương và có hiểu biết cũng như khả năng xử lý và phản ứng nhanh với các sự cố hỏng hóc về xe cộ, sơ cứu

2 Xế ôm lưu ý gì?

- Kiểm tra xe trước mỗi chuyến đi: đảm bảo an toàn khi đi đường và không làm tổn hại đến chiếc xe yêu quý của mình

- Về khoảng cách giữa các xe: Ở các đoạn Quốc lộ hay Cao tốc, khoảng cách giữa các xe khoảng 50m là vừa (vì tốc độ xe khi đó khoảng 50-60km/h) đảm bảo an toàn.

- Khi chạy tối, tốc độ sẽ giảm và các xe có thể đi gần nhau hơn - khoảng 20m - tuy nhiên, lúc này xe trước và xe sau sẽ đi so le với nhau (như trên 2 đường thẳng song song, nhưng không cách quá xa. Tưởng tượng như vết chân các bác để lại trên cát ấy, . Lợi ích của việc đi so le với nhau là các xe có thể soi đèn cho nhau, không bị khuất tầm nhìn, và nếu có xe nào rủi ro ngã thì xe sau không bị dính theo. trong trường hợp không áng chừng được khoảng cách là thế này. Mỗi xe đi làm sao để ít nhất nhìn được một xe đi sau và một xe đi trước mình. Đảm bảo mình đi đúng theo đội và thằng đằng sau cũng đi đúng theo mình.

- Khi trời tối nếu dừng lại yêu cầu các xế bật xi nhan xe để các xe nhận ra nhau, và để các phương tiện khác nhận biết xe 

- Dọc đường đi, khi xe nào có vấn đề gì cần dừng khẩn cấp hoặc cần sự hỗ trợ của mọi người, các ÔM sẽ phải có trách nhiệm liên lạc với ÔM của leader hoặc xe nào gần ngay mình nhất. Chính vì thế các ôm lưu ý có số của tất cả các ôm khác trong máy điện thoại, để khỏi mất công moi giấy ra tìm số khi cần. Các xế cũng cần chỉ đạo các ôm quan sát xe đi trước đi sau trong đoàn, để đảm bảo mọi người luôn quan sát thấy nhau để có thể bảo vệ và đảm bảo an toàn cho nhau.

- Xế cẩn thận, chắc chắn và có tinh thần trách nhiệm với Ôm cũng như trách nhiệm với lịch trình của cả đoàn

- Không vượt xe dẫn đầu trong bất cứ trường hợp nào: Xe dẫn đi nhanh mình đi nhanh, họ đi chậm mình đi chậm, họ dừng mình cũng phải dừng. Nếu bắt buộc phải vượt với lý do chính đáng thì sau đó phải giảm tốc độ xuống 10km/h chờ họ vượt lên rồi mới được trở lại vận tốc ban đầu

- Đến chỗ rẽ, xe dẫn đầu sẽ dừng lại chờ đủ người rồi đi. Đề nghị mọi người dừng sau xe dẫn đầu theo thứ tự trước sau. Không dừng trước xe dẫn đầu, ko dồn cục quanh xe dẫn đầu gây cản trở giao thông và có thể gây nguy hiểm.

- Qua ngã ba ngã tư ko thấy xe dẫn đầu đứng chờ thì mặc định đi thẳng.


3 Không phạm cấm kị 


- Tuyệt đối không được vượt dẫn đoàn, trừ khi đang đà lên dốc, nhưng sau khi lên dốc xong phải giảm tốc độ nhường dẫn đoàn đi trước.

- Tuyệt đối không được tách đoàn

- Tuyệt đối không được lạng lách đánh võng khi đang lưu thông trên các tuyến đường

- Các vấn đề cư xử, hành xử với dân địa phương, mọi người đều biết phải làm gì tốt nhất cho mình và cho người khác.

- Không uống nhiều bia rượu trong các chặng nghỉ trên đường đi ( đặc biệt là các chặng nghỉ trưa, giữa đường) hoặc làm ảnh hưởng đến lịch trình của ngày tiếp theo


4 Vượt ô tô

- Không được vượt khi trước mặt là khúc cua khuất tầm nhìn, ta ko biết đằng trước có xe ngược chiều gì. Nếu cố vượt thì xác suất gặp tai nạn là cực kỳ cao.

- Chỉ được vượt bên trái.

- Bật xi nhan trái, nhá còi liên tục và di chuyển vào vùng gương chiếu hậu trái của ô tô.

- Chờ đến khi ô tô có dấu hiệu nhường đường mới được vượt. Ko thì tiếp tục chờ cho đến khi nó nhường đường.

- Cần đặc biệt kiên nhẫn và cẩn thận khi vượt xe siêu trường, xe container. Những loại xe này thân rất dài, khó vượt, hút gió mạnh, dễ bị đuôi xe quệt vào. Do vậy chỉ vượt khi đường đủ rộng và xe ô tô đã chắc chắn tỏ dấu hiệu nhường đường. Nếu loại xe này phóng nhanh thì chập nhận đi đằng sau.

- Nếu xe ngược chiều phóng nhanh tiến gần và lấn hết làn đường thì phải tấp ngay vào sát lề bên phải, thậm chí nếu cần có khi phải phi tạm xuống mương, ruộng để tránh. Nhiều xe điên đi lấn hết đường và ko thèm tránh ai cả.

 

5 . Đi đường đèo dốc :

- Tùy độ dốc mà về số thích hợp: 3, 2, 1

- Không đi xe ga (Attila, SCR, LX, SH, PS, Nouvo, Mio, Click...), vừa hại xe vừa nguy hiểm khi lên dốc xuống dốc.

- Cách nhau tối thiểu 10m, nếu ko sẽ đâm xe liên hoàn khi xe đầu bị đổ. Nhất là khi xuống dốc.

- Khi lên dốc, nếu vít ga ko thấy gì là do máy quá nóng. Phải dừng lại, nghỉ 15 phút chờ máy nguội. Tuyệt đối ko phun nước vào máy vì sẽ gây nứt.

- Các xe phổ thông, đời ko quá cũ thì phanh trước là đĩa, phanh sau là cơ (phanh đùm). Khi lên dốc, khói xe khét, phanh sau ko khét. Khi xuống dốc khói xe ko khét nhưng phanh sau khét. Đây là điều bình thường. Nếu cảm thấy mùi khét phát ra ở máy chứ ko phải ở đuôi xe (nơi có ống xả và phanh sau) thì phải dừng lại xem xét)

- Khi xuống dốc KHÔNG ĐƯỢC CẮT CÔN ĐỂ XE TRÔI TỰ DO. Nếu cảm thấy xe trôi dốc quá nhanh cầm bóp kết hợp hai phanh đồng thời về số 3, thậm chí sô 2 để hãm bớt.

- Do vậy việc kiểm tra tổng thể xe là rất cần thiết. Đặc biệt là 2 phanh trước sau.

Cuối cùng, mỗi thành viên hãy luôn tự ý thức : trên đường Phượt điều gì cũng có thể xảy ra, mỗi người chúng ta hãy luôn cẩn thận, ngoài sống vì đam mê của mình cũng cần sống vì niềm vui của những người xung quanh nữa, có biết bao người mà niềm vui của họ chỉ đơn giản là thấy chúng ta luôn mạnh khỏe...Trước khi cơn say mạo hiểm đẩy chúng ta vào một hành động điên rồ và bất cẩn nào đó, hãy nghĩ đến những ai sẽ khóc nếu ta không trở về... 

Thu Giang (th)

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang