Những món ăn Tết bị kiêng kị theo quan niệm của người Việt

author 12:17 08/02/2015

(VietQ.vn) - Nhiều món ăn Tết từ thịt chó, xôi trắng, cá mè, trứng vịt lộn …được ưa chuộng hàng ngày lại bị kiêng kị trong ngày đầu năm mới theo quan niệm truyền thống của cha ông từ xưa.

Sự kiện: Đặc sản ngày Tết

Bên cạnh những món ăn Tết truyền thống không thể thiếu trong ngày đầu năm như bánh chưng xanh, giò, gà luộc…, có nhiều món ăn ngon hằng ngày lại bị “cấm cửa” vì bị cho là “kém may mắn”.

Thịt chó

Thịt chó là thức ăn giàu chất dinh dưỡng và là món “khoái khẩu” của nhiều người. Thậm chí, thịt chó coi được coi là “quốc hồn quốc túy”, là nét ẩm thực riêng có của người Việt Nam.

Thịt chó là món ăn bị kiêng kị trong ngày TếtThịt chó là món ăn Tết bị kiêng kị trong ngày Tết

Thế nhưng, người ta quan niệm rằng ăn thịt chó vào đầu năm hay đầu tháng thì cả năm, cả tháng đó sẽ xui xẻo, không may mắn. Tuy vậy, thịt chó lại được coi là món giải xui nếu ăn vào cuối tháng.

Thịt vịt          

Thịt vịt là món ăn kiêng kỵ vào dịp đầu tháng và đầu năm của người miền Bắc và miền Trung. Món ăn này bị xem là không tốt, kém may mắn, nhất là vào dịp đầu năm.

Thịt vịt là món ăn Thịt vịt là món ăn Tết kém may mắn, gây chia rẽ

Người ta cho rằng, nếu ăn thịt vịt sẽ đen đủi, “tan đàn, xẻ nghé”. Thay vì sử dụng thịt vịt, người ta  dùng thịt gà với ý nghĩa cát tường hơn. Giống như thịt chó, vào những ngày cuối tháng, món thịt vịt lại được xem là món ăn “giải đen”. 

Trứng vịt lộn

Món trứng vịt lộn ngon và bổ dưỡng. Tuy nhiên, quan niệm của người miền Trung và miền Bắc rất kiêng ăn trứng vịt lộn đầu tháng, đầu năm.

Trứng vịt lộn là món ăn kém may mắn

Trứng vịt lộn là món ăn Tết kém may mắn

Họ quan niệm rằng, nếu ăn trứng vịt lộn vào đầu tháng, đầu năm thì cả tháng, cả năm sẽ không được may mắn. Mọi thứ đều xảy ra trái với ý mình.

Mực   

Mực cũng là loại thực phẩm có trong danh sách “đen” của cả ba miền Bắc, Trung, Nam. Nguyên nhân của điều này xuất phát từ quan niệm “đen như mực”  của ông cha ta từ nhiều năm trước.

Mực là món ăn lọt vào danh sách Mực là món ăn Tết lọt vào danh sách "đen"

Theo quan niệm, nếu ăn mực vào đầu năm thì cả năm sẽ đen đủi, ăn mực đầu tháng sẽ không may mắn. Thậm chí, nhiều bậc cha mẹ còn không cho con ăn mực trước ngày thi. Nhiều người kị ăn mực khi đi xa vì có công việc quan trọng.

Tôm   

Nếu người miền Bắc không kiêng kỵ tôm vào ngày Tết thì người miền Nam lại rất ít sử dụng món ăn này. Người miền Nam cho rằng tôm đầu to và đi giật lùi, nếu ăn tôm vào đầu năm sẽ khó “đầu xuôi, đuôi lọt”. Mọi việc trong năm mới sẽ không thể thuận buồm xuôi gió, không thăng tiến và phát tài phát lộc được.

Ăn món ăn từ tôm sẽ không Ăn món ăn Tết từ tôm sẽ không "đầu xuôi đuôi lọt"

Cá mè

Người miền Bắc và miền Trung đều kiêng ăn cá mè đầu năm. Nhiều người cho rằng nguyên nhân là do chữ “mè” đi theo với chữ “mè nheo”.Hơn nữa, cá mè còn tanh và nhiều xương hơn các loại cá khác. Có lẽ vì thế, họ quan niệm loài cá này sẽ mang đến một năm đen đủi. Nhất là với người miền Trung, họ cho rằng ăn cá mè đầu năm thì cả năm sẽ bị “hãm tài”. 

Cá mè là món ăn không xuất hiện trong mâm cơm ngày tếtMón ăn Tết từ cá mè  không xuất hiện trong mâm cỗ đầu năm

Chuối   

Với người miền Bắc, chuối là loại quả không thể thiếu trên mâm ngũ quả thì với người miền Nam lại tránh ăn chuối những ngày đầu năm do sợ ảnh hưởng đến việc thăng tiến. Nguyên nhân là do chữ “chuối” nói lái đi sẽ thành “chúi” theo giọng miền Nam nghĩa là không thể ngẩng lên được. Cũng có người theo sách nho bảo ” tiền đàng bất khả thụ ba tiêu ” (Trước nhà thì không được trồng chuối). Và trái chuối cũng mang hình tượng không đẹp.

Chuối là món ăn nói lái thành Chuối là món ăn Tết nói lái thành "chúi" 

Đu đủ            

Người miền Bắc hoặc miền Nam đều quan niệm đu đủ là thứ không thể thiếu trong mâm ngũ quả, mang đến một năm đầy đủ, sung túc. Tuy nhiên, người miềnTrung lại kiêng ăn quả này. Họ coi trọng nguyên tắc liên tưởng theo ngữ nghĩa của tên gọi, nên cũng tránh những loại quả có tên "xui xẻo". Theo đó, không chọn quả đu đủ vì tên gọi này phát âm giọng miền Trung nghe gần như “thù đủ” với ý nghĩa không cát tường. Điều tương tự cũng diễn ra với quả lê và cam khi gọi lái thành “lê lết” và “ cam chịu”. Vì cái lẽ “quýt làm cam chịu”, mà trái cam không được bày biện trên mâm ngũ quả vào dịp Tết ở miền Nam.

Đu đủ là món ăn nói lái thành Đu đủ là món ăn Tết nói lái thành "thù đủ"

Bên cạnh kiêng nhiều món ăn, người Việt còn kiêng cho lửa, nước do quan niệm cho đi may mắn; tránh nói giông hoặc nói xui như: "Chết rồi!", "Tiêu rồi!", kiêng làm vỡ bát đĩa, cãi vã; quét nhà... trong “3ngày Tết, 7 ngày Xuân", Những kiêng cử này tựu trung       đều phản ánh mong ước về một cuộc sống êm đềm, sung túc, may mắn cho cả năm. Ngày nay, dù khoa học công nghệ phát triển, quan niệm “Có thờ có thiêng - Có kiêng có lành” trong món ăn Tết vẫn tồn tại như một nét văn hóa tinh thần trong tâm hồn người Việt.

Hường Vũ

 

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang