Những người trẻ Việt bỏ việc lương tiền tỷ ở nước ngoài về quê khởi nghiệp

authorHoàng Linh 10:45 14/10/2016

(VietQ.vn) - Những người trẻ sẵn sàng từ bỏ việc tiền tỷ ở nước ngoài về Việt Nam để cống hiến bằng cả khả năng và trái tim mình.

Thạc sĩ Việt tại Mỹ bỏ việc ngàn đô, về nước khởi nghiệp thể hình

Theo Dân trí, khi theo học ở Mỹ, Trí Dũng đã đạt được những kết quả đáng ngưỡng mộ: tốt nghiệp ĐH Hendrix College, ngành Kinh tế, chuyên ngành phụ Hoá học với tấm bằng xuất sắc, tốt nghiệp thạc sĩ ngành Kế toán với số điểm GPA (trung bình môn) tuyệt đối 4/4. Cũng chính vì vậy mà ngay sau khi ra trường, anh đã có cơ hội vào Công ty Ernst & Young Sinapore với mức lương vài nghìn đô. Song mới làm được ba tháng, mặc dù là công ty nổi tiếng, môi trường làm việc chuyên nghiệp, anh vẫn quyết định dừng lại, trở về Việt Nam.

Dự định về Việt Nam khởi nghiệp của anh đã thất bại thảm hại, vì không đủ vốn, kinh nghiệm và không có cộng sự tâm huyết.

Sau đó Dũng làm kênh youtube về gym tên là Swequity. Không ngờ kênh youtube đã có tới 85.000 người theo dõi và gần 10 triệu lượt xem.

Sau một thời gian chia sẻ kiến thức, Trí Dũng nhận thấy cần nâng cao kiến thức theo hướng bài bản hơn nên đã vay mượn tiền người thân sang Mỹ học thêm. Anh trở thành một trong những Strength Coach (HLV) đầu tiên của Việt Nam có chứng chỉ PICP (Poliquin International Certification Program) của Poliquin Group (một trong những tổ chức uy tín nhất chuyên đào tạo HLV thể hình).

Tuy nhiên càng về sau, Trí Dũng càng nhận thấy rằng đây mới chỉ là những kiến thức bước đầu để gợi mở, khiến anh phải tự tích luỹ thêm từ sách cũng như các khoá học khác ở nước ngoài.

Giữa năm 2015, khi cảm thấy đã tích lũy đủ kinh nghiệm, Trí Dũng cùng cộng sự mở một phòng tập với diện tích hơn 1100m2, có trang thiết bị hiện đại tại Hà Nội.

Bản tin thị trường cuối ngày 13/10/2016: Gia Lai bí đỏ mất giá(VietQ.vn) - Bản tin thị trường cuối ngày 13/10/2016: Lương hàng trăm triệu, ngành hàng tiêu dùng vẫn "đói" nhân lực, Gia Lai bí đỏ mất giá..

Giờ đây, trung tâm có 12 huấn luyện viên, nhưng vẫn không đủ đáp ứng nhu cầu khách hàng, bởi số khách lên tới 700 – 800 người. Trong thời gian tới, Trí Dũng có dự định sẽ mở rộng thêm nhiều trung tâm tại Hà Nội, cũng như cả nước. Mặc dù khách không ngừng động viên và thúc giục nhưng vì chú trọng đến chất lượng đào tạo HLV, nên anh không thể đẩy nhanh tiến độ mở rộng cơ sở.

Tiến sĩ trẻ bỏ lương 2 tỷ/năm về Việt Nam

Năm 2015, tác giả Trần Vinh Dự gây chấn động với bài diễn văn trong lễ tốt nghiệp trường CĐ nghề Việt Mỹ. Ông đã từ bỏ mức lương 2 tỷ đồng/năm tại nước ngoài để về Việt Nam làm việc.

Thông tin từ Zing, TS Trần Vinh Dự (sinh năm 1977) năm 2015 là Chủ tịch trường CĐ Nghề Việt Mỹ (VATC) và Chủ tịch trung tâm quốc tế của ĐG Broward College (Mỹ) tại Việt Nam. TS Trần Vinh Dự là TGĐ của công ty tài chính TNK Capital và cổ đông sáng lập của tập đoàn giáo dục ISmart Education tại TP HCM. 

Ông tốt nghiệp cử nhân kinh tế (1999) và làm giảng viên ĐH Kinh tế, thuộc ĐH Quốc Gia Hà Nội (1999-2001). Ông từng tốt nghiệp thạc sĩ kinh tế (2003) và tiến sĩ kinh tế (2007) tại ĐH Texas tại Austin (University of Texas at Austin).

Quá trình học và nghiên cứu của ông tại đây được tài trợ toàn bộ bởi quỹ học bổng Harvard Yenching, thuộc ĐH Harvard.

Trả lời phỏng vấn trên Tri thức trực tuyến: Trong khi người ta nói nhiều về chảy máu chất xám, khi 12/13 nhà vô địch Olympia không về nước, tại sao ông lại lựa chọn Việt Nam? Đã khi nào ông hối hận với quyết định này chưa? - ông từng chia sẻ: "Tôi chưa bao giờ cảm thấy hối tiếc về quyết định này. Tôi là người Việt Nam, và dù hay hoặc dở thì tôi vẫn muốn được sống, làm việc, trải nghiệm, già đi, và rời khỏi thế giới này với tư cách là người Việt, sống tại đất nước mình, trong nền văn hóa của mình, giữa những người thân và bạn bè của mình."

Bỏ giám đốc 1 triệu USD ở Singapore, làm 'uber gia sư' thu 4 tỷ/tháng

"Sau khi ra trường và đi làm ở khá nhiều nơi, đến nay, thành tích ấn tượng nhất của tôi là vực dậy công ty công nghệ thông tin Cinnamon của Singapore”, Vân Anh chia sẻ với Vietnamnet. Về làm cho Cinnamon lúc công ty đang vô vàn khó khăn, sản phẩm liên tục thất bại. Thấy vậy, cô quyết định lập nhóm mới, định hướng lại sản phẩm, còn sếp thì qua Nhật Bản mời gọi đầu tư.

Không lâu sau, công ty được hồi sinh. Tuy nhiên, Vân Anh lại quyết định nghỉ việc dù được đề nghị làm giám đốc, với mức lương 3.000 USD/tháng (hơn 60 triệu đồng). Cô cũng từ bỏ khoản cổ phần trị giá 1 triệu USD (hơn 20 tỷ đồng) có được nếu đồng ý ở lại làm việc.

Vân Anh lý giải, dù lương có cao đến mấy thì vẫn chỉ là người làm thuê và ăn lương. Cô muốn tự tách ra kinh doanh riêng để có thể đeo đuổi ước mơ của mình.

Cũng theo Vietnamnet, trở về Việt Nam, Vân Anh đã định hình ra được mô hình gia sư hoàn toàn mới, giống kiểu Uber taxi.Theo đó, mô hình này sẽ giúp những người có nhu cầu học tiếng Anh tìm được thầy chất lượng, còn sinh viên nước ngoài có thêm thu nhập. Cả 3 bên đều có lợi.

Học viên có nhu cầu học tiếng Anh sẽ được mô hình “uber gia sư” giúp tìm thầy phù hợp nhất từ khắp nơi trên thế giới. Nếu không ưng, họ có thể đổi giáo viên. Mỗi buổi học là một chủ đề khác nhau và học viên nhận được giá trị học tập phù hợp nhất với mình. Làm như vậy thì việc học mới có hiệu quả.

Thế nhưng, thách thức của Vân Anh là mô hình này thực hiện ở lĩnh vực giáo dục, sản phẩm đưa ra đều phải chính xác và phù hợp. Đặc biệt, đối với giáo dục không có thời gian trả giá cho sự sai lầm. Vì thế, cô càng phải kiên trì.

Sau hai năm thực hiện, mô hình "uber gia sư" của cô đã có khoảng 1.000 học viên cả nước tham gia, đem lại doanh thu 4 tỷ đồng/tháng.

Hoàng Linh (T/h)

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang