Những sai lầm chết người khi ăn khoai tây

author 08:53 23/05/2016

(VietQ.vn) - Khoai tây chiên chứa nhiều chất béo và muối, dễ gây béo phì và cao huyết áp cho mẹ, đồng thời làm tăng nguy cơ gây nguy hiểm cho thai nhi.

VOV đưa tin, theo các chuyên gia dinh dưỡng, khoai tây là món ăn hàng ngày vô cùng gần gũi đối với người dân. Nó chứa nhiều tinh bột, cellulose, giàu vitamin B1, B2, phốt pho, đặc biệt khi khoai tây nấu chín cung cấp hàm lượng vitamin C khá cao. Khoai tây có tác dụng rất tốt đối với sức khỏe, vừa giữ cho huyết áp ổn định vừa cung cấp chất dinh dưỡng để nuôi thành mạch tim.

Chế biến khoai tây như thế nào để tránh ngộ độc?

Khoai tây chứa các Vitamin A, C, B; các khoáng chất như phốt pho, canxi, sắt, kali; ngoài ra còn có chất xơ và protein. Khoai tây không chỉ là thực phẩm tốt mà còn là nguyên liệu làm đẹp và chữa bệnh khá hiệu quả, rẻ tiền.

Tuy nhiên, để tránh ngộ độc khi chế biến khoai tây, BS Nguyễn Trọng Hưng, Phó trưởng khoa Dinh dưỡng Lâm sàng và Tiết chế, Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết, khoai tây cũng như nhiều thực phẩm khác, khi chế biến phải cẩn trọng, chọn những củ khoai tây tươi, ngon. Không ăn những củ khoai tây nảy mầm, biến đổi màu sắc, hoặc là màu sắc bất thường, khoai tây héo…Vì thế, người tiêu dùng thông minh là người lựa chọn những củ khoai tây sạch, tươi ngon, không biến đổi màu sắc.

người tiêu dùng nên chọn những củ khoai tây sạch, tươi ngon, không biến đổi màu sắc tránh bị ngộ độc.

Người tiêu dùng nên chọn những củ khoai tây sạch, tươi ngon, không biến đổi màu sắc tránh bị ngộ độc

Không ăn nhiều khi bầu bí

Báo Gia đình và Xã hội cho biết, khoai tây là thực phẩm bổ dưỡng nhưng phụ nữ mang thai nên hạn chế dùng bởi cấu trúc solanin trong khoai tây khá giống hormone steroid, nội tiết tố estrogen và progestrogen trong cơ thể. Nếu phụ nữ mang thai ngày nào cũng ăn khoai tây thì cơ thể sẽ hấp thu một lượng lớn alcaloid, có thể gây ra bất thường cho thai nhi.

Một số chuyên gia cảnh báo, nếu phụ nữ mang thai nhạy cảm với alcaloid thì chỉ cần ăn 44 - 250g khoai tây/ngày, nếu ăn liên tục trong nhiều ngày, các bất thường ở thai nhi có thể xảy ra. Vì alcaloid trong khoai tây không giảm qua các bước nấu nướng thông thường như hấp hay đun sôi.

Hơn nữa, khoai tây chiên còn chứa nhiều chất béo và muối, dễ gây béo phì và cao huyết áp cho mẹ và tăng nguy cơ cho thai. Do đó, khoai tây chiên cũng không thích hợp cho bà bầu ăn liên tục hoặc ăn nhiều.

Không ăn khi bị tiểu đường

Người mắc bệnh tiểu đường có hàm lượng đường máu luôn cao. Do đó, bệnh nhân tiểu đường cần hết sức cảnh giác với những thực phẩm carbohydrat, đồng thời kiểm soát tốt lượng carbohydrat mà cơ thể tiêu thụ để đề phòng đường huyết tăng cao.

Chỉ nên ăn 50 - 60% lượng tinh bột so với những người khỏe mạnh bình thường. Trong khi đó, khoai tây có vị ngọt, béo và rất giàu tinh bột. Đó là lý do tại sao người mắc bệnh tiểu đường không nên ăn quá nhiều khoai tây.

Không ăn củ có vỏ màu xanh

Khi mua khoai tây, ngoài chú ý chọn những củ không dập nát, còn cần lưu ý cả những củ khoai tây có màu xanh nữa. Màu xanh lá cây trên khoai tây chính là một chất diệp lục. Chất diệp lục này không gây hại cho sức khỏe nhưng nó là biểu hiện cho thấy củ khoai tây đó đã tiếp xúc với ánh nắng mặt trời quá nhiều.

Sự tiếp xúc này sẽ khiến củ khoai tây sản sinh ra một chất độc tự nhiên (solanine) có thể gây hại cho sức khỏe. Việc sản sinh chất độc solanine chính là một cơ chế phòng vệ tự nhiên của khoai tây nhằm để tránh nấm và sâu bệnh. Chất độc solanine cũng sẽ sản sinh khi khoai tây bị bầm dập, thâm tím. Do đó, nếu củ khoai tây đã bị bị hư hại thì nên loại bỏ.

Không bảo quản trong tủ lạnh

Khoai tây là thực phẩm không nên để trong tủ lạnh. Khi ở nhiệt độ dưới 7 độ C, tinh bột khoai tây được chuyển thành đường. Như vậy hương vị khoai tây sẽ không còn tốt và ngon như lúc ban đầu. Khi lấy khoai tây từ tủ lạnh ra chắc chắn sẽ thấy khoai bị nhũn và héo đi. Cách bảo quản tối ưu nhất là cho khoai tây vào trong túi giấy và để nơi không có ánh sáng mặt trời.

Cách loại bỏ độc tố trong khoai tây

Để hạn chế ngộ độc, tuyệt đối không ăn khoai tây mọc mầm, mềm nhũn và cỏ vỏ màu xanh. Trước khi chế biến nên ngâm vào nước muối loãng vài giờ, khi nấu cho thêm ít giấm ăn để loại bỏ độc tố.

Dấu hiệu bị ngộ độc khoai tây nhẹ thì xuất hiện ở đường tiêu hóa như đau bụng, nôn mửa và tiêu chảy. Trầm trọng hơn có thể bị đau đớn, như mê sảng, tiêu chảy, giãn đồng tử, sốt theo cơn, ảo giác, đau đầu, sốc, hạ thân nhiệt, tê liệt, chậm chạp, thở chậm lại, đau bụng, nhìn kém, nôn...

Các triệu chứng ngộ độc khoai tây có thể kéo dài 1 - 3 ngày. Có người phải nằm viện, thậm chí nguy hại đến tình mạng, mặc dù rất hiếm. Vì vậy khi có dấu hiệu ngộ độc, cần gặp bác sĩ để có sự hỗ trợ sớm.

Dấm mẻ: 'Sát thủ' thầm lặng trong món ăn truyền thống(VietQ.vn) - Từ xưa đến nay, người Việt có thói quen sử dụng dấm mẻ chua để món ăn thêm mùi vị, tăng hấp dẫn mà không để ý xem liệu gia vị này có tốt cho sức khỏe.

Thu Thảo (T/h)

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang